Bài soạn Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ở ngữ văn lớp 12 với việc tìm hiểu đề và tìm hiểu ý, đối tượng và nội dung một bài nghị luận bàn về một ý kiến văn học qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài soạn Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ở ngữ văn lớp 12 :
1.Tìm hiểu đề, tìm ý
A.Đề 1
a.Tìm hiểu đề :
*Thể loại : nghị luận ( bao hàm giải thích, chứng minh, bình luận) về một ý kiến về văn học
*Nội dung
-Yêu cầu của đề : Bình luận ý kiến của Đặng Thai Mai cho rằng từ xưa đến nay, trong cái phong phú đa dạng của văn học VN, dòng văn học yêu nước là chủ lưu.
-Tìm hiểu nghĩa của các từ khó :
+Phong phú, đa dạng : có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại khác nhau
+Chủ lưu : dòng chính ( bộ phận chính), khác với phụ chi lưu
+Quán thông kim cổ : thông suốt từ xưa đến nay
-Tìm hiểu ý nghĩa của các vế câu và cả câu:
+Văn học Việt Nam rất đa dạng, phong phú
+Văn học yêu nước là chủ lưu
*Phạm vi tư liệu : các tác phẩm tiêu biểu có nội dung yêu nước của văn học VN qua các thời kì.
b.Lập dàn ý
*Mở bài : giới thiệu câu nói của ĐTM
*Thân bài :
-Giải thích ý nghĩa của câu nói :
+Văn học VN rất phong phú và đa dạng : đa dạng về số lượng tác phẩm, thể loại, phong cách tác giả
+Văn học yêu nước là chủ lưu, xuyên suốt
-Bình luận, chứng minh về ý nghĩa câu nói :
+Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng
+Văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam:
.)Văn học trung đại
.)Văn học cận – hiện đại
+Nguyên nhân :
.)Đời sống tư tưởng con người VN phong phú, đa dạng
+Do hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử VN thường xuyên phải chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước
+Nêu và phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu :
.)Văn học trung đại : Nam quốc sơn hà, Thuật hoài, Phú sông Bạch Đằng, Cáo bình Ngô, …
.)Văn học cận – hiện đại : Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập, Tây Tiến, Việt Bắc, Tiếng hát con tàu…
*Kết bài : khẳng định giá trị của ý kiến trên
+Giúp hiểu hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm văn học dân tộc
+Biết ơn, khắc sâu công lao của cha ông trong cuộc đấu tranh, bảo vệ đất nước.
+Giữ gìn, yêu mến, học tập những tác phẩm văn học có nội dung yêu nước của mọi thời đại
B.Đề 2
a.Tìm hiểu đề
*Thể loại: Nghị luận ( giải thích – bình luận) một ý kiến bàn về văn học
*Nội dung :
-Tìm hiểu nghĩa các hình ảnh ẩn dụng trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường :
+Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ : chỉ thấy được trong phạm vi hẹp
+Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân : tầm nhìn được mở rộng hơn khi kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn theo thời gian
+Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài : theo thời gian, con người càng giàu vốn sống, kinh nghiệm và vốn văn hóa thì khả năng am hiểu khi đọc sách sâu hơn, rộng hơn.
-Ý nghĩa câu nói : càng lớn tuổi, có vốn sống, có vốn văn hóa và kinh nghiệm càng nhiều thì đọc sách càng hiệu quả hơn.
*Phạm vi tư liệu : thực tế cuộc sống
b.Lập dàn ý
*Mở bài : giới thiệu ý kiến của Lâm Ngữ Đường
*Thân bài :
-Giải thích hàm ý của ba hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường
+Sự khác nhau trong cách đọc và kết quả đọc ở mỗi lứa tuổi. Khae năng tiếp nhận khi đọc sách tùy thuộc vào điều kiện, trình độ và năng lực chủ quan của người đọc.
-Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng của vấn đề :
+Đọc sách tùy thuộc vào vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm, tâm lý của người đọc.
+Ví dụ : Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du
.) Lứa tuổi thanh thiếu niên : có thể xem là câu chuyện về số phận đau khổ của con người
.)Tuổi trung niên : hiểu sâu hơn về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm, ý nghĩa xã hội to lớn của Truyện Kiều
.)Người lớn tuổi : cảm nhận ý nghĩa triết học của Truyện Kiều.
-Bình luận bổ sung những khía cạnh chưa đúng của vấn đề :
+Không phải ai cũng hiểu sâu sắc tác phẩm khi đọc. Ngược lại, nhiều người trẻ tuổi vẫn hiểu được sâu sắc ý nghĩa tác phẩm, những người lớn tuổi không hiểu hết tác phẩm.
+Việc hiểu tác phẩm còn tùy thuộc vào tư duy và quan điểm từng người, vấn đề độ tuổi không phải là yếu tố quyết định
*Kết bài : Tác dụng, giá trị của ý kiến trên đối với người đọc
-Muốn đọc sách tốt, hiểu được ý nghĩa tác phẩm : cần trang bị tri thức về nhiều mặt
-Đọc sách phải biết suy ngẫm, tra cứu.
2.Đối tượng và nội dung một bài nghị luận bàn về một ý kiến văn học :
-Đối tượng :đa dạng : văn học sử, lí luận văn học, tác phẩm văn học, nhận định về văn học…
-Nội dung : thường tập trung vào giải thích và bình luận, nêu tác dụng của ý kiến văn học đó đối với văn học và thực tế đời sống
Sưu Tầm
Tải hình ảnh miễn phí
x