Bài soạn Tây Tiến của Quang Dũng ở ngữ văn lớp 12 hay

Mời các bạn dành chút thời gian tìm hiểu bài soạn Tây Tiến của Quang Dũng ở ngữ văn lớp 12 hay được blog chọn lọc và chia sẻ trong bộ tài liệu ngữ văn lớp 12 nhằm mang đến những tài liệu chất lượng.

Ôn thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn “Tây Tiến” của Quang Dũng

Nội dung bài soạn Tây Tiến của Quang Dũng ở ngữ văn lớp 12 :

tay-tien-cua-quang-dung

Câu 1.

-Nội dung chính mỗi đoạn :

+Đoạn 1 : hồi tưởng của nhà thơ về những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến, gắn với cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ.

+Đoạn 2 : những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên quan và cảnh sông nước thơ mộng.

+Đoạn 3 : hình ảnh người lính Tây Tiến

+Đoạn 4 : lời thề gắn bó với Tây Tiến vùng miền Tây Bắc.

-Mạch liên kết : là mạch cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ : nỗi nhớ da diết về đồng đội, những kỉ niệm của đoàn quân gắn liền với khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ nhưng đầy thơ mộng.

Câu 2.

-Bức tranh thiên nhiên ở đoạn 1 :

+Khung cảnh : vừa thực ( sương mù che khuất đoàn quân),vừa lãng mạn (hoa về trong đêm hơi)

=>Không gian huyền ảo.

+Tên đất, tên làng : Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch => mang vẻ dữ dội, hoang vu, rừng thiêng nước độc.

+Hình thế núi sông hiểm trở được đặc tả : dốc khúc khuỷu, thăm thảm, heo hút, ngàn thức lên cao, ngàn thước xuống…=>diễn tả đặc sắc sự hiểm trở, trùng điệp, cao ngất của núi đèo.

+hình ảnh “súng ngửi trời” => độ cao chót vót, người lính như đnag đi trong mây nổi thành cồn “ heo hút”.

=>Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà dữ dội, hiểm trở mà cũng không kém phần nên thơ.

-Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến : xuất hiện giữa thiên nhiên hùng vĩ

+Hành quân chiến đấu đầy gian khổ, thử thách và hi sinh : địa hình hiểm trở, gian khổ…

+Cuộc hành quân đi qua núi cao, vực thẳm => giữa khó nhọc, gian khổ vẫn thấy được tinh thần lạc quan, tin tưởng của người lính.

=>Tư thế xuất hiện tự nhiên mà hào hùng, thiên nhiên càng dữ dội càng làm nổi bật hình ảnh của đoàn quân Tây Tiến.

Câu 3.

Vẻ đẹp mới của con người và thiên nhiên miền Tây :

-Vẻ đẹp trong đêm hội :

+Có ánh sáng lung linh của lửa đuốc, âm thanh réo rắt của tiếng đàn => cảnh vật và con người như giao hòa, ngất ngây, rạo rực =>Khung cảnh huyền ảo, rực rỡ, tưng bừng, sôi nổi.

+Con người : mến khách.

+Người chiến sĩ : bộc lộ nét tài hoa, lãng mạn.

+Nhân vật trung tâm : “em” xuất hiện với áo xiêm lộng lẫy, vừa e thẹn tình tứ, lại vừa duyên dáng => say đắm lòng người chiến sĩ xa nhà.

=>Mọi người hòa mình vào đêm liên hoan, tình quân dân được thắt chặt, đoàn kết, mặn mà.

-Vẻ đẹp của thiên nhiên :

+Không gian : dòng sông trong một buổi chiều giăng mắc một màu sương, sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử => mệnh mông, nhòe mờ, ảo mộng.

+Con người : dáng người mảnh mai, uyển chuyển của những cô gái Thái trên thuyền độc mộc

=>vẻ đẹp của con người và vẻ đẹp của thiên nhiên giao hòa. Những nét mềm mại, duyên dáng khác hẳn những nét khỏe khoắn, gân guốc khi đặc tả cảnh núi đèo ở đoạn 1.

Câu 4.

Hình ảnh người lính Tây Tiến – vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng : có sự đối lập giữa bên ngoài và tâm hồn bên trong.

a.Bên ngoài : ngoại hình khác thường do hiện thực nghiệt ngã ( bút pháp hiện thực)

-Không mọc tóc : bị sốt rét rừng, rụng hết tóc

-Quân xanh màu lá : nước da xanh xao do ăn uống thiếu thốn, sốt rét, bệnh tật hành hạ.

b.Bên trong : toát lên dũng khí mạnh mẽ và oai phong dữ dội ( bút pháp lãng mạn)

-Tây Tiến => “đoàn binh” không phải “đoàn quân” => hào hùng, hình ảnh những anh “vệ trọc” nổi tiếng một thời.

-Quân xanh màu lá nhưng vẫn “ dữ oai hùm” => thể hiện sự rắn rỏi, mạnh mẽ, nét oai phong, dữ dằn.

-Những người lính Tây Tiến có tâm hồn lãng mạn :

+Gửi mộng qua biên giới: chiến đấu nhưng cũng rất nhớ quê hương

+Mơ HN dáng kiều thơm :nhớ về người yêu, những cô gái Hà Thành duyên dáng, xinh đẹp.

=>Đằng sau vẻ bên ngoài dữ dằn, oai nghiêm là trái tim khao khát yêu thương đầy chất nghệ sĩ và tâm hồn vô cùng lãng mạn. =>Thế giới tâm hồn luôn cháy bỏng khát vọng hạnh phúc và giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ.

-Họ có những sự hi sinh thầm lặng : Rải rác biên cương…đời xanh

+Cái chết được miêu tả nhưng không bi lụy : dùng những từ Hán Việt cổ kính => không khí trang trọng, thiêng liêng, giảm nhẹ bi thương của hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi biên cương lạnh lẽo.

+Sẵn sàng hi sinh cho đất nước tuổi thanh xuân, tính mạng của mình không oán không hối

=>Chí khí và lí tưởng quên mình => làm vơi đi cái đau thương.

=>Quang Dũng không che dấu những gian khổ hi sinh của người lính Tây Tiến, nhưng với cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn, cái “bi” bỗng trở thành cái “hùng”.

-Hai câu thơ cuối đoạn 3 thấm đẫm tinh thần bi tráng :

+Áo bào thay chiếu => sự thật bi thảm : những người lính hi sinh không có cả manh chiếu để che thân, phải mai tang bằng chính chiếc áo các anh mặc hàng ngày. Gọi “áo bào” => trang trọng, thiêng liêng => tình cảm yêu thương đối với những người đồng đội.

+Nói giảm nói tránh “ anh về đất” => làm vơi cảm giác đau thương, đồng thời ẩn chưa hàm nghĩa : chết là hóa thân với đất mẹ, hóa thân thành non sông đất nước => cái chết trở thành bất tử.

+Sông Mã : “ gầm” khúc độc hành => sự hi sinh thấu động cả cảnh vật. Tiếng “ gầm” là khúc nhạc đưa tiễn bi tráng của núi sông => cái chết mang tinh thần bi tráng.

Câu 5.

-Nỗi nhớ Tây Tiến : day dứt, khắc khoải.

+Cách nói khẳng định : Tây Tiến…hẹn ước => nhớ không khí chung của Tây Tiến với lời thề ra đi không hẹn ngày về.

+Nhớ đường lên Tây Tiến : thăm thẳm, chia phôi => chính là nỗi xót xa khi đã xa đồng đội, khi nhớ về đoàn binh Tây Tiến xa xôi, vời vợi.

+Nhớ “mùa xuân ấy” : thời điểm tác giả gia nhập đoàn binh Tây Tiến => thời điểm lịch sử không bao giờ trở lại, mốc thương nhớ vĩnh viễn trong trái tim những người lính Tây Tiến một thời.

-Nhà thơ viết : Hồn về Sầm Nứa chảng về xuôi, vì :

+Khẳng định tâm hồn mình thuộc về Tây Tiến.

+Sầm Nứa : là nơi tâm hồn ở lại, “về xuôi” là chỉ nơi thể xác phải đến => sự gắn bó sâu nặng với đoàn quân Tây Tiến : dù đã rời xa nhưng tâm hồn, tình cảm vẫn đi cùng đồng đội, vẫn gắn bó máu thịt với những ngày, những nơi đã qua

Sưu Tầm

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Ads Blocker Detected!!!

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Hãy hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt các trình chặn quảng cáo này.