Bài soạn viết bài làm văn số 6 “nghị luận văn học”ngắn gọn lớp 12

Chúng tôi đã dành thời gian sưu tầm bài soạn viết bài làm văn số 6 “nghị luận văn học”ngắn gọn lớp 12 được chọn lọc chia sẻ trong bộ tài liệu ngữ văn lớp 12 hay, nhằm mang đến những tài liệu tham khảo chất lượng.

Bài soạn viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học chi tiết ở lớp 12

Nội dung bài soạn viết bài làm văn số 6 “nghị luận văn học”ngắn gọn ở ngữ văn lớp 12 :

Đề 1: Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta.

Anh (Chị) có cho rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi, quả đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị em Chiến, Việt?

Dàn bài:

– Giới thiệu truyện “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi và trích dẫn quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.

– Dòng sông truyền thống chảy liên tục từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến, Việt là dòng sông truyền thống gì? (yêu gia đình, yêu nước,..)

– Truyền thống ấy đã được thể hiện như thế nào ở thế hệ tổ tiên, cha anh của gia đình ấy? (cha mẹ Việt chiến đấu, tình yêu thương chồng con của mẹ Việt,…).

– Truyền thống ấy đã được thể hiện như thế nào ở thế hệ những người đi sau: chị em Chiến, Việt (lo toan việc gia đình, xung phong đi chiến đấu, chiến đấu dũng cảm,…)

– Truyền thống gia đình được thể hiện trong tác phẩm có phải đã phản ánh truyền thống gia đình quý báu của người Việt Nam ta?

Đề 2:

– Giới thiệu được hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút :Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

– Phân tích vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của hai dòng sông:

+ Sông Đà: vẻ đẹp mơ màng khi nhìn từ trên xuống, từ bờ sông ra; vẻ đẹp hai bên bờ sông…

+ Sông Hương: vẻ đẹp của sông lúc ở rừng già, khi ra khỏi rừng, lúc qua hai dãy đồi sừng sững như thành quách, khi qua vùng ngoại ô Kim Long, khi đến thành phố,…

– Khái quát về hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam: vẻ đẹp mơ màng như những người thiếu nữ trẻ trung, là người bạn lớn khơi nguồn cảm hứng về cuộc sống cho con người,…

Đề 3:

– Giới thiệu về tác phẩm truyện ngắn được yêu thích (có thể nêu lí do).

– Khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

– Những giá trị về nội dung tư tưởng của tác phẩm, có thể nhấn mạnh vào nội dung mà bản thân yêu thích.

– Những giá trị về nghệ thuật của tác phẩm, có thể đi sâu vào giá trị nghệ thuật đặc sắc.

– Đánh giá về thành công và giá trị tác phẩm.

Sưu Tầm

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Ads Blocker Detected!!!

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Hãy hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt các trình chặn quảng cáo này.