Câu hỏi và đáp án chuẩn trắc nghiệm Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử

Câu hỏi và đáp án chuẩn trắc nghiệm Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử

 

Đề trắc nghiệm Đây thôn Vĩ Dạ gồm các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp bạn ôn tập lại các kiến thức đã học về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.Camnang24h.net xin gửi đến các em học sinh bộ câu hỏi đã được chọn lọc

Xem thêm:

1) Cuộc đời của Hàn Mặc Tử

  1. Quê ở Quảng Bình, sinh năm 1912 trong một gia đình công giáo nghèo, cha mất sớm, làm thơ năm 16 tuổi.
  2. Quê ở Huế, sinh năm 1923 trong gia đình công giáo, làm thơ lúc 19 tuổi.

2) Cuộc đời Hàn Mặc Tử

  1. Đã học ở Huế, học ở Qui Nhơn, làm báo ở Sài Gòn, bị bệnh lao (1936), mất ở Qui Nhơn năm 1940.
  2. Có học ở Huế, Qui Nhơn, Sài Gòn, bị bệnh phong và mất ở Qui Nhơn lúc 28 tuổi.
  3. Có học ở Huế, làm việc ở Qui Nhơn, Sài Gòn, bị phong và mất ở Qui Nhơn năm 1940.

3) Đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử:

  1. Hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt.
  2. Một lần hồn thơ bị ám ảnh ma quái, bệnh hoạn, cho nên đầy những gào thét bàng hoàng trong điên dại.
  3. Thơ Hàn là máu đang tươi, là tiếng khóc giọng cười chen nhau, là thế giới hoàn toàn dành cho nỗi đau của một con người bệnh nhận thức được tình cảnh tuyệt vọng của những mối tình người yêu phụ bạc.

4) Đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử

  1. Đó là thế giới nghệ thuật được tạo bởi hai mảng sáng – tối: hồn nhiên trong trẻo với những hình tượng tươi sáng, đẹp ngời và hai hình tượng ma quái điên loạn của hồn và trăng.
  2. Đó là thế giới nghệ thuật luôn đối ngẫu với nhau về cảm hứng: yêu thương đắm say nhưng không được người yêu chấp nhận.

5) Hoàn cảnh ra đời của bài “Đây thôn Vĩ Dạ”

  1. Biết tin Hàn bị bệnh, bạn gái ở Vĩ Dạ là Hoàng Cúc gửi cho Hàn tấm bưu ảnh in phong cảnh. Trong ảnh có mây, nước, có chiếc đò ngang và cô gái chèo đò, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống mặt nước với lời hỏi thăm sức khỏeHàn Mặc Tử mà không kí tên.
  2. Hoàng Cúc là người yêu một thời ở Qui Nhơn (Muốn ôm hồn Cúc ngủ trong sương). Biết tin Hàn bị bệnh cô đã gửi cho Hàn một tấm ảnh từ thôn Vĩ Dạ quê nhà. Tấm ảnh có đò trăng, có cô gái nữ sinh mặc áo trắng và kèm theo lời mời mọc rất tinh tứ.

6) Gạch chéo ý không có sau

Hoàn cảnh ra đời:

  1. Hàn Mặc Tử đã đáp lại Hoàng Cúc:

“Có nhận được bức ảnh bến Vĩ Dạ lúc hừng đông hay là một đêm trăng” và kèm theo bài “Đây thôn Vĩ Dạ”.

  1. Bài thơ được viết khi Hàn đã lâm vào bệnh hiểm nghèo. Nó được trích ở “Đau thương” (Thơ điên).
  2. Bài thơ được viết khi Hàn chưa lâm bệnh. Nhà thơ có đủ bình tâm  để bày tỏ một tình yêu nồng nhiệt đầy mặc cảm thường tình củađôi lứa yêu nhau. Nó được trích từ tập thơ “Thượng thanh khí”.

7) Bức bưu ảnh của Hoàng Cúc:

  1. Là nguyên cớ trực tiếp gợi cảm hứng cho bài thơ. Theo bà Hoàng Cúc thừa nhận thì: “không ngờ sức tưởng tượng của thi nhân quá khác thường đến biến bức phong cảnh đó thành bức ảnh bến Vĩ Dạ lúc hừng đông hay một đêm trăng”. Bài thơ là tâm hồn đau khổ của Hàn đáp lại tình yêu say đắm một thời và giờ đây vẫn còn là niềm thổn thức của người con gái.
  2. Chỉ là vật trực tiếp để gợi một thế giới hình tượng cho một tình yêu thầm kín, đơn phương, cho một nỗi nhớ nhung da diết, một niềm khắc khoải ngóng trông và thấm đẫm một mặc cảm của chia lìa không phương cứu chữa.

8) Cảm hứng của bài thơ:

  1. Ca ngợi vẻ đẹp của thôn Vĩ, bộc lộ một nỗi nhớ trong xa cách về một miền quê yên ả, thanh bình, có sông nước mây trời mà chẳng bao giờ gặp lại.
  2. Là lời tỏ tình với cuộc đời về một tình yêu tuyệt vọng. Tâm hồn của Hàn càng rạng rỡ, lộng lẫy, thanh khiết, tươi sáng bao nhiêu thì nó càng tuyệt vọng, u hoài bấy nhiêu, sống trong đau khổ khôn nguôi của chia lìa, Hàn đã đi tới tuyệt vọng để nuôi đòi và níu cuộc đời còn lại của mình.

9)  Gạt bỏ tình trạng bệnh lí thông thường. “Đau thương” (hay là “Thơ điên”) là trạng thái sáng tạo. Đó là hưng phấn cực điểm trong sáng tạo, như một kiểu lên đồng. “Đây thôn Vĩ Dạ” có các đặc điểm:

  1. Những hình ảnh lạ lùng, những vẻ đẹp kì dị đáng sợ vì ma quái.
  2. Những tiếng kêu lạ từ những cơn đau như hú, hét, gào rú.
  3. Sự liên tưởng thoát khỏi kiểm soát của lí trí. Nó tạo nên sự chuyển “kênh” đột ngột, tạo nên tâm tư bất định cho sự biến điệu liên tục.

10) Tên bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

  1. Mang ý nghĩa thực.
  2. Ý nghĩa ẩn dụ.

 11) Gạch chân ý không có.

Tên bài thơ: Từ “đây”         

  1. Thế giới “ngoài kia” của cuộc sống trần gian tươi đẹp và hạnh phúc (Ngoài kia xuân đã thắm hay chưa?).
  2. Thế giới “trong đây” của lãnh cung bất hạnh

(Trời ở trong đây chẳng có mùa

Không có niềm trăng và ý nhạc

Có nàng cung nữ nhớ thương vua)

  1. Chỉ không gian thực của thôn Vĩ Dạ. Vốn như thế.

12) Gạch ý không đúng sau.

Từ “đây”:

  1. Đây là thôn Vĩ Dạ (tên bài thơ).
  2. Ở nơi đây sương khói mờ nhân ảnh là thế giới bất hạnh của thi sĩ không còn đồng nhất với không gian thôn Vĩ.
  3. Hai câu từ đây này khác xa nhau.
  4. Hai từ đây này giống nhau.

13) Hình tượng: Vườn xanh mướt, sông trăng – thuyền trăng – bến sông trăng, khách đường xa, là những hình tượng biểu hiện.

  1. Hiện thực của bức tranh thuần miêu tả phong cách.
  2. Mang biểu tượng cho sự thanh khiết.

14) Gạch chéo ý không có sau:

Ba khổ thơ dựa trên âm điệu chủ đạo của 3 câu hỏi:

* Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

* Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

(nên viết hoa Trăng).    

Có chở trăng về kịp tối nay?

* Ai biết tình ai có đậm đà?

  1. Chúng buông ra không có lời đáp.
  2. Là hình thức để bày tỏ.
  3. Càng về sau càng khắc khoải.
  4. Có tác dụng liên kết bài thơ.
  5. Tạo sự “nhảy cóc” gây sự khó hiểu thiếu liên kết.

15) Gạch chéo ý không có sau:

Câu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” có nhiều sắc thái.

  1. Hỏi.
  2. Nhắc nhở.
  3. Trách móc.
  4. Mời mọc.
  5. Bâng quơ, khách khí.

16) Gạch chéo ý không có sau:

Câu đầu..

  1. Tiếng của người con gái đang trực tiếp đối thoại.
  2. Tiếng được phát ra thành lời từ tấm bưu ảnh có lời hỏi thăm mà không kí tên thay cho một ẩn dụ thầm kín mà Hàn ngộ nhận là tình yêu.
  3. Đây là sự phân thân của Hàn để tự vấn chính mình.
  4. Đã có lần người yêu của Hàn nói thế, hôm nay trong nỗi nhớ Hàn, làm sống lại câu nói đó.

17) Có thể thay thế từ chơi bằng từ thăm?

  1. Có.
  2. Không.

18) Gạch chéo ý không đúng sau:

Ba dòng sau của khổ 1 là hình tượng mảnh vườn thôn Vĩ.

  1. Mỗi câu là một chi tiết về vườn.
  2. Ba câu là một chi tiết, vẻ đẹp tinh khôi, cổ tích.
  3. Có vẻ đẹp tinh khôi, cổ tích.
  4. Vẻ đẹp của thanh tú và cao sang.

19) Gạch ý không đúng sau:

Câu: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” gợi ấn tượng vì

  1. Nắng ở hàng cau là loại nắng mới
  2. Cây cau cao, nó được bình minh tắm gội từ trên cao. Màu nắng mới có lẽ đó là nắng ướt, nắng long lanh bởi trong đêm sắc xanh của cau vừa được sương tắm gội.
  3. Nắng từ cao rót xuống đầy dần từng đốt cau và khi các mực nắng đầy tận đốt cuối của câu thì nắng làm cho vườn thành viên ngọc lớn.
  4. Nhìn hàng cau tắm nắng biết rằng bình minh mới ló dạng.

20) Gạch chéo ý không đúng.

Chữ “lên”

  1. Đôi mắt của Hàn đang ở trên bầu trời đêm. Sau câu hỏi, Hàn đã thoắt hiện à không gian thôn Vĩ. (Dĩ nhiên đó là tưởng tượng, là cuộc trở về bằng hồn). Mở vòm trời, Hàn nhìn xuống khu vườn thôn Vĩ và phát hiện chính nơi ấy đang tỏa bình minh cổ tích lên vòm trời tối.
  2. Vườn thôn Vĩ là một khu vườn địa đàng. Đối với Hàn đó là nơi của tình người, nơi thanh khiết để về đây cho linh hồn rửa sạch “nỗi thương tâm”. Nơi ấy có bình minh riêng, có thứ nắng mới riêng.
  3. Nắng mới của mặt trời vừa lên đã chiếu xuống hàng cau cao nhất khu vườn.

21) Câu thơ “Vườn ai mướt quả xanh như ngọc”

  1. Là một nuối tiếc xót xa về một thực tại cổ tích đã xa vời.
  2. Là tiếng reo của tâm hồn non trẻ, hết sức thanh thản không biết đến niềm đau.
  3. Là một ẩn dụ và tình yêu cứu rỗi.

22) Câu ở 21):

  1. Miêu tả khu vườn có hai đặc điểm:

     – Mướt quá.

     – Xanh như ngọc.

  1. Miêu tả xen lẫn sự bình luận, phát biểu niềm hân hoan hạnh phúc về một thế giới “càn khôn mới dựng lên”.
  2. Từ ai ỡm ờ, phiếm chỉ gợi một không gian xa xôi, trong niềm nuối tiếc.

23) Câu: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

  1. Nhờ chữ “ngang” mà hình tượng được miêu tả vuông vắn, đan hình chữ thập và mặt chữ điền rõ hơn. Mặt của chính Hàn Mặc Tử.
  2. “Mặt chữ điền” là mặt của cô gái thôn Vĩ, Hàn nhìn cái đẹp này theo tiêu chí của người Huế:

Mặt em vuông tựa chữ điền

Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài

Lòng em có đất có trời

Có câu nhân nghĩa có lời thủy chung.

  1. “Mặt chữ điền”, là mặt của những ô vuông xây trên tấm bình phong trước nhà.

24) Nếu coi “mặt chữ điền” là khuôn mặt người trở về thôn Vĩ.

  1. Hàn nhìn thấy mình của ngày, nào đầy kiêu hãnh. Lá trúc vốn biểu tượng cho quân tử. Khuôn mặt ấy có niềm tự hào của kẻ chính nhân quân tử. Chỉ có thể về thôn Vĩ trong một tư thế không mặc cảm mới có quyền được yêu thương ngọt ngào.
  2. Nhà thơ vẽ mình như người đứng bên ngoài mọi việc vui. Hàn trở về thôn Vĩ một cách thầm lén vụng trộm, đầy mặc cảm. Nhà thơ vịn cành trúc mà ngắm say cảnh khu vườn thần tiên trong niềm uẩn khúc và yêu thương mãnh liệt.

25) Hai dòng

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn, thiu hoa bắp lay

  1. Miêu tả thiên nhiên phóng khoáng ngoại ô xứ Huế.
  2. Nói quan hệ lứa đôi chia lìa đầy nghịch lí. Đáng lẽ không thể mà thực tế lại là có thể.

26) Gạch chéo ý không đúng sau.

Câu: Gió theo…

  1. Gió và mây chia tay nhau thanh thản, gió cũng vậy và mây cũng vậy.
  2. Gió chủ động và mây bị động.
  3. Gió là em và mây là anh. Cách nói này khác với dân gian bởi người con trai bao giờ cũng là kẻ chủ động.

Thuyền ơi (anh) có nhớ bến (em) chăng?

27)  Gạch chéo ý không đúng sau.

  1. Miêu tả hai sự vật có hai đặc tính rất độc lập, không quan hệ gì với nhau.
  2. Hai sự vật này đứng bên cạnh nhau nhưng hoàn toàn không hề cảm thông. Thậm chí nước buồn thiu buồn thối, không động đậy, vậy mà hoa bắp lại lay như trêu người.
  3. Có quan hệ với câu trên để phát triển một mặc cảm chia lìa đã mở ra ở trên. Chẳng thà chia tay nhau mỗi người mỗi nẻo đằng này ở gần nhau chỉ khổ nhau thêm.

28) Hai câu:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

  1. Từ trăng nên viết hoa
  2. Từ trăng không nên viết hoa.

29) Trăng trong câu ở 28

  1. Là cho một hiện tượng thiên nhiên, một cảnh đẹp nên thơ về đêm.
  2. Biểu tượng cho hạnh phúc.

30) Gạch chéo ý chưa đúng sau.

  1. Nếu “vườn ai” cho nhân vật trữ tình được tắm gội sự thanh khiết và trong trẻo tâm hồn thì “thuyền ai” ở đây là một cố gắng của người tình để cho Hàn được hạnh phúc.
  2. Ở đây có sông trăng nhưng nó gây ấn tượng cho người đọc rất nhiều về trăng: sông trăng, ánh trăng, chở trăng, bến trăng, thuyền trăng.
  3. Đây là sự trách móc người tình. Nhân vật “ai” giả bộ mời mình về để rồi neo chiếc thuyền hạnh phúc không chở cho mình hạnh phúc. Dù biết rằng mình không thể chờ đợi.

31) Gạch chéo ý chưa đúng.

Chữ “kịp”.

  1. Mang tới bi kịch cho tâm hồn, cho thân phận Hàn Mặc Tử.
  2. Mặc cảm về hiện tại ngắn ngủi vì vậy sống là chạy đua với thời gian.
  3. Hé mở một hi vọng: Có thể tình yêu sẽ cứu rỗi được, sẽ giải thoát cho mình trạng thái tuyệt vọng, đau thương.

32) Hai dòng:

Mơ khách đường xa, khách đường xa,

Ao em trắng quá nhìn không ra…

  1. Là sự trông ngóng da diết gấp gáp và khẩn khoản hơn về người con gái trinh khiết mà Hàn thường tôn thờ.
  2. Là một giấc mơ hiện, ẩn rồi hiển hiện rõ ràng thỏa mãn niềm hạnh phúc mà Hàn đang cầu cứu.

33) Gạch chéo ý chưa đúng sau:

Nhân vật “khách đường xa”

  1. Là “ai” trong bài thơ.
  2. Là “em” trong câu sau.
  3. Là một người xa lạ bất chợt gặp gỡ trên đường về thôn Vĩ.

34) “Khách đường xa”

  1. Là người khách đi trên con đường dài.
  2. Là người đi mãi chốn xa xăm, mình không có khả năng đi cùng tới đích.
  3. Đó là người đẹp mà Hàn mơ ước từ cõi xa xăm hiện về.

35) Gạch chéo ý chưa đúng sau.

“Áo em trắng quá nhìn không ra”

  1. Áo trắng nhìn không ra bởi vì lẫn vào trong sương khói mờ nhân ảnh.
  2. Cực tả màu trắng: trắng kì lạ, bất ngờ.
  3. Thú nhận mình nhìn không ra.
  4. Một sự mặc cảm trong tình yêu đơn phương. Em trong trắng thánh thiện quá anh làm sao dám tới!

36) Hai dòng:       

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

 Ai biết tình ai có đậm đà?

  1. Ở đây là thôn Vĩ Dạ nơi Hàn đã trở về bằng hồn và nhận ra tình yêu tuyệt vọng.
  2. Ở đây là ở trong này, là nơi Hàn đang sống cô đơn đếm những giọt thời gian cuộc đời dần vơi của mình.

37) Câu thơ: “Ở đây sương khỏi mờ nhân ảnh” có thể so sánh với triết lí cuộc đời chua chát của Nguyễn Gia Thiều:

“Con quay búng sẵn lên trời

 Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”

  1. Không

38) Gạch chéo ý chưa đúng sau.

Câu thơ: “Ai biết tình ai có đậm đà”

  1. Hàn cảm nhận tình yêu tuyệt vọng. Đó là một ảo tưởng, một sự an ủi, không phải là tình người chân thực có thể rửa nỗi đau thương.
  2. Hàn để cho người tự cảm nhận chính tình yêu cô ta, là một sự dỗi hờn trách móc đầy cay đắng xót xa.
  3. Hàn cần một tình yêu đậm đà, không cần một sự lạnh nhạt, hững hờ. Đó là mơ ước nhân bản như Hồ Xuân Hương.

“Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi”

39) Câu thơ:

“Ai biết tình ai có đậm đà”là ai

  1. Hai người.
  2. Bất kì ai.
  3. Chính cô ta:

40) Gạch chéo ý chưa đúng sau.

  1. Một tiếng vang, vọng vào vô cùng.
  2. Câu hỏi.
  3. Một hi vọng.
  4. Một lời than mênh mông, xa vời.
  5. Lời kết án sự giả dối người mời mình về thăm thôn Vĩ.
  6. Sự trống vắng của tâm hồn cô đơn, đang tăng lên nỗi cô đơn. 

ĐÁP ÁN                                 .

1.a          2.c        3.a        4.a       5.a        6.c        7.b       8.b            9.c

l0.b       11.c      12.d      13.b     14.e     15.e      16.d     17.b              18.b

19.d      20.c      21.b      22.b     23.a     24.b      25.b     26.a             27.a

28.a       29.b      30.c      31.c      32.a     33.c      34.c     35.c            36.b

 

37.a       38.b      39.c      40.e 

 

 

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Ads Blocker Detected!!!

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Hãy hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt các trình chặn quảng cáo này.