Giáo án giảng dạy Đây thôn vĩ dạ

Giáo án giảng dạy Đây thôn vĩ dạ

Camnang24h.net xin gửi tới quý thầy cô mẫu giáo án bài giảng hay đã được tuyển chọn bài thơ Đây thôn vĩ dạ. Sẽ giúp các thầy cô rõ hơn, chi tiết hơn về bài giảng, là tài liệu tham khảo giúp các thầy cô thiết  kế bài giảng hay trên lớp.

Xem thêm:

  1. Mục tiêu bài học
  2. Kiến thức

– Cảm nhận tình yêu đời, ham sống mãnh liệt và đầy uổn khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế.

– Nhận ra sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.

  1. Kĩ năng

– Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

– Cảm thụ, phân tích bài thơ

  1. Thái độ

– Giáo dục hs yêu quê hương đất nước và cảm thông với nhà thơ..

  1. Phương tiện
  2. Giáo viên

SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

  1. Học sinh

Vở soạn, sgk, vở ghi.

III. Phương pháp

Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, đọc diễn cảm… GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

  1. Hoạt động dạy & học
  2. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số: …………………………..

  1. Kiểm tra bài cũ

Không.

  1. Bài mới

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

Trong phong trào thơ mới, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ khá đặc biệt. Nhớ đến Hàn Mặc Tử nhớ đến một cuộc đời ngắn ngủi mà đầy bi kịch, nhớ đến một con người tài hoa mà đau thương tột đỉnh. Nhớ đến Hàn Mặc Tử cũng là nhớ đến những vần thơ như dính hồn và nhớ đến những câu thơ đau buồn mà trong sáng, tuy đầy hư ảo mà đẹp một cách lạ lùng. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ trong số không nhiều bài thơ như thế của Hàn Mặc Tử.

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cần đạt

TIẾT 85

 

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

GV giới thiệu cho hs tiểu sử tác giả và sự ngiệp thơ ca,cho hs ghi ý chính

Nên nói đến căn bệnh đã ảnh hưởng đến hồn thơ của ông

I.Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Hàn Mặc Tử(1912-1940),tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở Đồng Hới, Quảng Bình

– Sớm mất cha sống với mẹ tại Quy Nhơn

– Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc bệnh.

– Là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới “ Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam”(Chế Lan Viên)

Những tác phẩm chính của t/g?

Ở phần này gv chốt lại vấn đề sau khi dẫn chứng một số bài thơ của ông như Bẽn lẽn, Gái quê, Mùa xuân chín.

2.Sự nghiệp

-Tác phẩm chính:Gái quê,thơ điên,xuân như ý,duyên kì nhộ,quần tiên hội

-Tâm hồn thơ ông đã thăng hoa thành những vần thơ tuyệt diệu,chẳng những gợi cho ta niềm thương cảm còn đem đến cho ta những cảm xúc thẩm mĩ kì thú và niềm tự hào về sức sáng tạo của con người

Qua những bài thơ đó thì yếu tố lãng mạn, siêu thực thể hiện ntn?(Gv có thể trả lời nếu hs không phát hiện được)

-Quá trình sáng tác thơ của ông đã thâu tóm cả quá trình phát triển của thơ mới từ lãng mạn sang tượng trưng đến siêu thực

Hs tìm hiểu xuất xứ, đại ý của bài thơ và phân chia bố cục

3.Bài thơ

a. Hoàn cảnh sáng tác :Nằm trong tập “Gái quê”sáng tác năm 1938 được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc.

b.Giá trị bài thơ: Lòng yêu cuộc sống, nỗi niềm trong dự cảm chia xa, niềm hi vọng mong manh về TY hạnh phúc

c.Bố cục:2 phần

Gv hướng dẫn hs đọc hiểu chi tiết bài thơ

Gv đọc qua bài thơ và yêu cầu hs đọc diễn cảm

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Nội dung

Câu hỏi đầu tiên gợi điều gì?

a/Bức tranh thôn Vĩ

*. Vĩ Dạ hừng đông

– Câu hỏi tu từ: “Sao anh….” gợi cảm giác trách cứ nhẹ nhàng cũng là lời mời gọi tha thiết

Cảnh Thôn Vĩ hiện lên ra sao?

– Cảnh thôn Vĩ: đẹp trữ tình, thơ mộng qua sự hoá thân của chủ thể trữ tình vào nhân vật

Bóng dáng của người con gái Huế xuất hiện gây thêm ấn tượng gì cho lời mời gọi?

– Con người:Lá trúc ….→ bóng dáng con người xuất hiện trong phong cảnh tạo nên sự hấp dẫn cho lời mời gọi

Hs thảo luận và trả lời những câu hỏi trên,gv tổng hợp và cho ghi ý chính.

→ Vĩ Dạ hừng đông đúng là cảnh của sự mời gọi,dù là mời gọi trong tưởng tượng,trong kí ức nhưng ta nghe như có tiếng thì thầm của gặp gỡ, vui tươi.

HẾT TIẾT 85, CHUYỂN SANG TIẾT 86

 

Phân tích bức tranh thiên nhiên ở khổ 2,nó có sự khác biệt gì so với khổ 1?

*. Vĩ Dạ đêm trăng

– Hình ảnh:Gió lối gió,mây đường mây biểu hiện của sự chia cách

Nhận xét về cách sử dụng biện pháp tu từ?

– Nhân hóa: Dòng nước….làm nổi lên bức tranh thiên nhiên chia lìa buồn bã

Tâm trạng của chủ thể trữ tình thay đổi ntn?

→ sự chuyển biến về trạng thái cảm xúc của chủ thể trữ tình

Hình ảnh bến sông trăng gợi cho em cảm giác gì về vẻ đẹp của thiên nhiên

Bến sông trăng:h/ả lạ,gợi lên vẻ đẹp lãng mạn,nhẹ nhàng,tất cả đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng,như thực như ảo

Đằng sau phong cảnh ấy là tâm sự gì của nhà thơ?

– Câu hỏi:Có chở……→ sáng lên hivọng gặp gỡ nhưng lại thành ra mông lung,xa vời

Hs thảo luận và trả lời câu hỏi,gv định hướng và tổng hợp vấn đề

→ Cảm xúc chuyển biến đột ngột từ niềm vui của hi vọng gặp gỡ sang trạng thái lo âu đau buồn thất vọng khi tác giả nhớ và mặc cảm về số phận bất hạnh của mình. Ở đó ta còn thấy được sự khao khát tha thiết đợi chờ một cách vô vọng.

Em hiểu ntn về câu thơ “Áo em….”?

b/ Tâm trạng của nhà thơ

– Mơ khách …..:Khoảng cách về thời gian, không gian

– Áo em …..:hư ảo, mơ hồ→ hình ảnh người xưa xiết bao thân yêu nhưng xa vời,không thể tới được nên t/g rơi vào trạng thái hụt hẫng,bàng hoàng,xót xa

Câu hỏi cuối cùng bộc lộ tâm trạng gì và nó có liên quan ntn với câu hỏi mở đầu?

Hs thảo luận và trả lời

– Ai biết ……..:biểu lộ nỗi cô đơn trống vắng trong tâm hồn của t/g đang ở thời kì đau thương nhất.Lời thơ bâng khuâng hư thực gợi nỗi buồn xót xa trách móc

Mối tình của tác giả có liên quan như thến nào đến những tâm sự trong bài thơ này?

Phần này gv đã giới thiệu ở đầu nay nhấn lại để hs dễ nhận ra tâm trạng thay đổi qua cách nhìn và cách cảm thiên nhiên.

→ Khi hoài niệm về quá khứ xa xôi hay ước vọng về những điều không thể nhà thơ càng thêm đau đớn. Điều đó chứng tỏ tình yêu tha thiết cuộc sống của một con người luôn có khát vọng yêu thương và gắn bó với cuộc đời.

Hãy nêu đặc sắc của bài thơ?

2. Nghệ thuật

– Trí tưởng tượng phong phú.

– Nghệ thuật so sánh nhân hóa; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ,..

– Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giũa thực và ảo.

Hãy rút ra ý nghĩa văn bản ?

3. Ý nghĩa văn bản

Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uổn khúc của nhà thơ.

Gv hướng dẫn Hs tổng kết.

Hs nêu chủ đề,gv tổng kết.

III. Tổng kết

Ghi nhớ (Sgk)

  1. Củng cố

– Hệ thống hóa bài học bằng nội dung phần ghi nhớ.

  1. Dặn dò

– Đọc thuộc lòng bài thơ. Cảm nhận về một hình ảnh thơ mà em ấn tượng nhất.

 

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Ads Blocker Detected!!!

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Hãy hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt các trình chặn quảng cáo này.