Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong bài Lưu biệt khi Xuất Dương – Phan Bội Châu

Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong bài Lưu biệt khi Xuất Dương  – Phan Bội Châu

 

Bài viết Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong bài  Lưu biệt khi Xuất Dương của Phan Bội Châu dưới đây được Camnang24h.net tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 11 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 11 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo

.Xem thêm:

  1. Dàn ý chi tiết phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong bài Xuất dương lưu biệt
  2. Mở bài

Giới thiệu về tác giả: Phan Bội Châu không chỉ được biết đến là một nhà cách mạng mà ông còn nổi danh như một cây bút xuất sắc của thơ ca những năm đầu thế kỉ XX.

Giới thiệu về tác phẩm và vấn đề: Thơ của ông đã trở thành một thứ vũ khí lay động hàng triệu con tim yêu nước. “Lưu biệt khi Xuất Dương” là một bài thơ như vậy. Nhân vật trữ tình trở thành một hình tượng nổi bật trong thi phẩm thể hiện rõ nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm.

  1. Thân bài

Hình tượng nhân vật trữ tình bộc lộ tư tưởng, quan niệm của tác giả:

Hình tượng nhân vật trữ tình đã nói lên cái chí làm trai của tác giả. Đã mang trọng trách nam nhi thì “phải lạ ở trên đời”, dám đương đầu với mọi gian nan, thử thách. Đây là một tư tưởng tiến bộ, mới mẻ.

Ý thức về trách nhiệm và vị thế của mình trong xã hội: phải lập được công danh, giúp ích cho đất nước.

Hiểu được thời thế, hiểu được trách nhiệm của bản thân và hiểu được hoàn cảnh lịch sử của đất nước lúc bấy giờ. Nhân vật trữ tình đã sớm tỉnh táo trước hiện thực đất nước.

Vì sớm được tiếp xúc với tư tưởng dân chủ tư sản, sớm tiếp thu những điều mới mẻ, tiến bộ đã thôi thúc nhân vật trữ tình đi đến một cuộc “cách mạng” mới, ra đi để tìm đường cứu nước. Chính khát vọng lớn lao đó đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật trữ tình với vẻ đẹp vừa lãng mạn, vừa hào hùng.

Hình tượng nhân vật trữ tình với tình yêu nước thiết tha, sâu nặng và cháy bỏng:

Nói về chí làm trai, về tư thế và tầm vóc của mình, về khao khát ghi danh và khát vọng hành động trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền đã thể hiện một trái tim yêu nước cháy bỏng. => quyết tâm ra đi cứu nước.

Giọng điệu của nhân vật trữ tình cũng thay đổi theo những cung bậc cảm xúc cụ thể. Từ giọng điệu đến những hình ảnh lớn lao, kỳ vĩ như “càn khôn”, “non sông”, “bể Đông” đã phần nào cho thấy tình yêu nước nồng nàn mà vĩ đại của tác giả.

  1. Kết bài

Hình tượng nhân vật trữ tình xuyên suốt trong toàn bộ bài thơ chính là một con người đầy tinh thần trách nhiệm trước cuộc đời, trước vận mệnh dân tộc. Bằng giọng thơ nhiệt huyết, hình ảnh thơ kì vĩ, Phan Bội Châu đã xây dựng hình tượng một nhà cách mạng giàu lòng yêu nước với những tư tưởng táo bạo, mạnh mẽ, khí phách ngang tàng và khát vọng sôi sục trong công cuộc cứu nước. Đây cũng chính là tiếng lòng thiết tha, rạo rực của tác giả.

  1. Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong bài Lưu biệt khi Xuất Dương của Phan Bội Châu mẫu 1

Trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương,hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên thật đẹp đẽ, hùng vĩ gắn với lý tưởng tự khẳng định mình và lòng yêu nước thiết tha:

Làm trai phải lạ trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai Non sông đã chết sống thêm nhục liền thánh làm chi học cũng hoài Muốn vượt bể Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Bài thơ nguyên văn làm bằng chữ Hán có tên Lưu biệt khi Xuất Dương.Như ta đã biết, sau khi vận động thành lập hội Duy tân (1905) Phan Bội Châu tranh thủ viện trợ nước ngoài đào tạo cốt cán cho phong trào yêu nước. Bài thơ được làm trong buổi chia tay với các đồng chí của mình trước khi tác giả lên đường. Trên đây là bản dịch thơ của Tôn Quang Phiệt.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ có một khát vọng lớn lao: Làm trai phải lạ trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời.

Ý thức cá nhân của con người ấy thể hiện rất rõ. ‘Làm trai’ tức là ý thức về trách nhiệm của thân phận ‘Chí nam nhi nam bắc đông tây’. ‘Làm trai phải lạ trên đời!’. ‘Phái lạ’ là sao? ‘Phải lạ’ là phải có điều gì khác hẳn, vượt lên hẳn mọi thứ tầm thường trên đời. Nói như Nguyễn Công Trứ thì đó là ‘Phải có danh gì với núi sông’. Phan Bội Châu đã ghi dấu ấn với sông với núi bằng khát vọng xoay trời chuyển đất: ‘Há để càn khôn tự chuyển dời’. Không để đất trời vần xoay, phải chế ngự sự biến dối ấy bằng những hành động, việc làm xứng đáng với thân nam nhi.

Kháng định chí làm trai, tiến thêm một bước là khẳng định một cái ‘Tôi’ kỳ vĩ:

Ti ong khoảng trăm năm cần có tớ

San nảy muôn thuở há không ai.

Lời nói hùng khí ấy chỉ có thể thốt lên từ một bậc anh hùng. Trong khoảng trăm năm của cuộc đời cần có ta gánh vác. Câu thơ khẳng định vai trò cá nhân đối với vận mệnh đất nước và cũng là thể hiện một cái ‘tôi’ đầy trách nhiệm sẵn sàng gánh vác kế trăm năm nghiệp vuông trên của cơ đồ xã tắc. Trong thời cuộc rối ren đẩu thế kỷ XX, khi bao kẻ chỉ chăm chăm ‘nằm co’ cho khuôn vừa thòi thế, sự vùng vẫy của cái tôi kia thật đáng trân trọng.

 

Tin ở bản thân cái ‘tôi’, nhân vật trữ tình còn tin ở tương lai ‘sau này muôn thuở há không ai’. Sau này nghìn năm lại không có ai lưu danh muôn thuở vì dân vì nước hay sao? Cau thơ có dáng dấp một câu hỏi nhưng cũng là một câu khẳng định ắt sau này có người làm nên nghiệp lớn, lưu danh muôn thuở cứu dân cứu nước. Đó không là ta thì sẽ là một người hậu thế. Lời thơ bày tỏ niềm tin tưởng vào tương lai, đó giống như sự trao lịch sử vào tay hậu thế.

Bàn về chí làm trai, bàn về cái ‘tôi’ ở đời, nhà thơ đặt nhân vật trữ tình hoàn cảnh cụ thể của đất nước: Non sông đã chết sống thêm nhục liên thánh lùm chi học cũng hoài.

Luận về lẽ sống chết ở đời để khẳng định, đề cao tư tưởng mới mẻ của nhân vật trữ tình. ‘Non sông đã chết sống thêm nhục’. Nếu như chí làm trai gắn số phận kẻ làm trai với trách nhiệm xoay trời chuyển đất thì nước nhà có sa cơ ‘đã chết’ cái nhục thuộc về sự sống kẻ làm trai. Nhận trách nhiệm chung về mình, đó là biểu hiện cao độ của lòng tự trọng con người. ở đây lòng tự trọng được thể hiện ở nỗi đau mất nước, nỗi nhục quốc thể.

Đặc biệt, tư tưởng nhân vật trữ tình đối với nghiệp bút nghiên là một tư tưởng vô cùng mới mẻ ‘Hiền thánh làm chi học cũng hoài’. Tư tưởng ấy khẳng định: đạo Nho, chữ Nho, quan điểm nhà Nho (hiền thánh) đã không còn hợp thời hợp thế. Chúng không còn tác dụng thúc đẩy sự phát triển của dân tộc. Vậy, trong thời đại mới cần xếp bút nghiên nắm lấy vũ khí mà tranh đấu cho lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng cá nhàn. Tư tưởng này hết sức mới mẻ, táo bạo thoát ra khỏi lề lối sáo mòn gò ép của tư tưởng Nho gia thúc giục con người lên đường tranh đấu.

Vậy lên đường tranh đấu bằng cách nào?

Muốn vượt biển Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Hình tượng nhân vật trữ tình không còn hiện lên trong khuôn khổ những tư tưởng ý chí mà vụt hóa thành con người của hành động. Câu thơ khắc họa một cuộc tiễn đưa hào hùng của lịch sử. Hình ảnh tư thế người ra đi vô cùng lớn lao kì vĩ ‘vượt bể Đông theo cánh gió’ để ‘Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi’. Phải là ‘bể Đông’ ‘cánh gió’ mới xứng đáng với sự kỳ vĩ của ước mơ người anh hùng. ‘Muôn trùng sóng bạc’ của quê hương tiễn đưa người anh hùng ra đi vì chí lớn. Bài thơ khép lại nhưng mở ra hy vọng cho tương lai đất nước dựa vào cuộc ra đi hào hùng của bậc anh hùng hào kiệt.

Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ hiện lên ở nhiều phương diện: tư tưởng khát vọng, hành động. Qua đó bộc lộ những quan điểm mới mẻ, tiến bộ về nhân sinh quan. Bài thơ kết thúc ớ hình ảnh người ra đi đẹp hào hùng gieo vào lòng người những đợi chờ hy vọng.

Hóa thân vào nhân vật trữ tình của bài thơ, Phan Bội Châu thể hiện khát vọng ý chí cá nhân làm nên nhiều biến động đổi thay trong lịch sử. Ở nhà thơ, thơ là người và người cũng như thơ. Nhắc đến thư để ta thêm muôn phần ngưỡng mộ con người nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

  1. Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong bài Lưu biệt khi Xuất Dương của Phan Bội Châu mẫu 2

Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” là một bài thơ tiêu biểu trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, bài thơ mang ý nghĩa là lời chia tay, từ biệt bạn bè và đồng chí để lên đường sang Nhật, dấy lên phong trào Đông Du. Bài thơ là một bài ca hào sảng về lí tưởng yêu nước cao cả, khí phách anh hùng và khát vọng cứu nước đầy nhiệt huyết của Phan Bội Châu, đặc biệt bài thơ có sức lay động mạnh mẽ nhờ vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình.

Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình được bộc lộ rất rõ nét trong bài thơ, đầu tiên là quan điểm mới mẻ của Phan Bội Châu về chí làm trai:

“Làm trai phải lạ ở trên đời,

Há để càn khôn tự chuyển dời.”

Có thể nói đây là một quan niệm mới mẻ và táo bạo về chí làm trai của nhân vật trữ tình, sinh ra làm đấng nam nhi phải có cái “lạ”, nghĩa là phải làm được những điều phi thường, hơn người. Phải là người chủ động, quyết định tương lai và chí hướng của mình, không phụ thuộc và bị tác động bởi hoàn cảnh, thời thế. Làm trai trước hết phải có sự nghiệp anh hùng, phải tự tin và lạc quan để mưu đồ nghiệp lớn, đây là một lẽ sống đẹp, thể hiện một vẻ đẹp tâm thế lẫm liệt, phi thường, tầm vóc lớn lao sánh ngang vũ trụ.

“Trong khoảng trăm năm cần có tớ,

Say này muôn thuở há không ai?”

Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của Phan Bội Châu còn được hình tượng hóa qua tầm vóc của con người trong vũ trụ, ý thức tự giác trước trách nhiệm của mình đối với thời thế và cuộc đời. Nhà thơ khẳng định dứt khoát một sứ mệnh của bản thân, đó là cống hiến cho đời, lưu danh thiên cổ, trong khoảng trăm năm phải để lại tên tuổi vẻ vang, không chịu ở trong đám tầm thường, Phan Bội Châu không phủ nhận những anh hùng khác, mà chỉ không coi anh hùng là cá nhân duy nhất, đồng thời động viên thế hệ trẻ hãy hướng đến tương lai. Có thể thấy, nhà chí sĩ có một ý thức trách nhiệm công dân rất cao cả, chính đáng, xuất phát từ chính lòng yêu nước sôi sục và tha thiết.

“Đã mang tiếng ở trong trời đất,

Phải có danh gì với núi sông.”

Phan Bội Châu chỉ ra rõ mối quan hệ giữa cá nhân với đất nước, vai trò của cá nhân đối với vận mệnh đất nước, cũng như nhận thấy rõ bối cảnh thời cuộc, ông cho rằng sách vở thánh hiền trong thời buổi bây giờ không có tác dụng gì khi nước mất nhà tan. Đây là một thái độ phủ nhận có phần gay gắt nhưng cũng cho thấy tư tưởng tiến bộ, tiên phong của Phan Bội Châu, ông nói về nỗi nhục mất nước nhưng cũng hé mở con đường để rửa nỗi nhục đó.

“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”

Để có thể thực hiện được trách nhiệm lớn lao của mình, nhân vật trữ tình đã dấy lên khát vọng về một chuyến đi bất chấp khó khăn gian khổ. Những hình ảnh kì vĩ lớn lao như: “vượt bể Đông”, “cánh gió”, “muôn trùng”, “sóng bạc” đã diễn tả một tư thế hăm hở, đầy tự tin và lạc quan vào một tương lai tươi sáng đang chào đón. Khát vọng lớn lao rất tương xứng với một tư thế hào hùng của nhà chí sĩ trong buổi lên đường, con người như được hòa nhập vào thiên nhiên, trở thành trung tâm của vũ trụ, “muôn trùng sóng bạc” đã hòa chung vào sự thăng hoa khí thế anh hùng, cùng hòa nhịp đập với trái tim sôi sục của nhân vật trữ tình.

Qua bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”, tác giả Phan Bội Châu đã tạo dựng rất thành công hình tượng người chí sĩ cách mạng yêu nước với vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng. Vẻ đẹp hào hùng và lãng mạn khiến bài thơ trở thành một bài tráng ca, khúc hát lên đường đầy hào sảng của người anh hùng suốt một đời không biết mỏi mệt vì đất nước, nhân dân.

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Ads Blocker Detected!!!

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Hãy hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt các trình chặn quảng cáo này.