Phân tích “Nỗi nhớ” trong 2 tác phẩm Tây Tiến và Việt Bắc

Cẩm nang 24h.net xin giới thiệu dàn ý chi tiết phân tích, so sánh “Nỗi nhớ” qua hai tác phẩm Tây Tiến và Việt Bắc mà 2 tác giả đã nhắc tới .

Xem thêm:

Bài làm

Mở bài

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ tinh tế, phóng khoáng, mang đậm chất lãng mạn. Tây Tiến là một sáng tác đặc sắc của Quang Dũng, góp phần làm nên tên tuổi nhà thơ. Bài thơ thể hiện hòa hùng, hào hoa của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với phong cách trữ tình chính trị. Bài thơ “ Việt Bắc” là một thành công xuất sắc của ông. Bài thơ thể hiện một h cảm cách mạng giữa những người kháng chiến và người dân Việt Bắc

+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Giới thiệu và trích dẫn hai đoạn thơ thuộc hai tác phẩm.

Thân bài

(1) Làm rõ đối tượng thứ nhất: Cảm nhận đoạn thơ “Sông Mã xa rồi … đậm hơi” trong bài “Tây Tiến của Quang Dũng:

+ Nếu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (Phần này học sinh tham khảo tiểu dẫn SGK)

+ Nêu nội dung chính và nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm (Phần này học sinh tham khảo Ghi nhớ SGK).

+ Nêu vị trí của đoạn thơ: Mở đầu tác phẩm, khơi nguồn cảm xúc chủ đạo + Cảm nhận đoạn thơ:

Bốn câu thơ đầu trong bài thơ “Tây Tiến” đã thể hiện nỗi nhớ da diết cũ Quang Dũng về đơn vị cũ, về thiên nhiên núi rừng biên giới phía Tây của ” Tổ Quốc. Từ đó những kỷ niệm về các chặng đường hành quân gian khổ mà oai hùng ùa về:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !

…………..

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

    Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi tha thiết. “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi. Ta cảm nhận được dồn nén trong một câu thơ bảy chú ngắn ngủi là cả một năm nhớ cồn cào, khôn nguôi. Nỗi nhớ ấy bật ra thành tiếng gọi tha thiết Tây Tiến ơi!” Vân ơi” ngân nga, khiến nỗi nhớ dường như kéo dài miên man. Từ “nhớ” đã gợi ra nỗi nhớ trải rộng trùm phủ khắp không gian núi rừng miếng ấy. Nỗi nhớ được miêu tả là “nhớ chơi vơi. 

Ca dao có câu: Ra về nhớ bạn chơi vơi”. Nhưng nỗi nhớ “chơi vơi” lại trở thành một hình ảnh thơ đầy sáng tạo, độc đáo của Quang Dũng. Từ “chơi vơi”  cùng từ “ơi” ở câu trên vang vào thơ một tiếng vọng, tạo ra một sự âm vang, gợi lên cái phiêu diêu, cái chơi vơi của nhà thơ giữa những hình ảnh của rừng núi trở về, hiện lên sống động rợn ngon khắp không gian. Một người ngoài cuộc hẳn không thể có nỗi nhớ ấy Chỉ có Quang Dũng với nỗi lòng của mình mới có nỗi nhớ ấy mà thôi. Thông thường, người ta thường nhớ về kỷ niệm để lại dấu ấn sâu sắc nhất với mình. Đối tượng đầu tiên trong nỗi nhớ của Quang Dũng là nhớ về sông Mã, về rừng núi:  “Sông Mã xa rồi… Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” 

 Có lẽ bởi trong suốt cuộc hành quân cùng bình đoàn Tây Tiến, sông Mã là con sông “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì” đã chứng kiến mọi buồn vui, gian khổ đời lính; đã tấu lên khúc độc hành bị ai tiễn đưa những người đồng đội “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”Còn rừng núi chính là khung cảnh đặc trưng nhất, quen thuộc nhất đối với Quang Dũng và đồng đội. Rừng núi in đậm bao kỉ niệm của người lính. Hơn ai hết, tác giả chính là người thấm thía nhất những khó khăn mình đã từng trải qua:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”

   Quang Dũng không miêu tả thẳng những khó khăn gian khổ của người lính mà chỉ miêu tả cái hoang vu khắc nghiệt của một vùng rừng núi hoang dã, cái địa hình cao chót vót khiến “sương lấp đoàn quân mỏi”. Song đọc đoạn thơ ai cũng hiểu, cũng có thể tưởng tượng ra cuộc sống chiến đấu của người lính Tây Tiến. Những địa danh Sài Khao, Mường Lát xa lạ càng làm cho núi rừng trở nên xa ngái, hoang vu, mà ở đó, kỷ niệm ùa về đầu tiên trong nhà thơ chính là những cuộc hành quân:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi.”

Câu thơ chùng xuống, đều đều, gợi lên sự mỏi mệt, bải hoải, nặng nề, khiến ta tưởng chừng như đoàn binh Tây Tiến sắp ngã xuống, sắp bị lấp chìm đi trong sương núi. Rồi âm điệu bài thơ bỗng trở nên nhẹ bẫng, bồng bềnh bởi một câu – nhiều thanh bằng:

        ‘ Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”

Đó là hương hoa đêm của núi rừng đưa hương ngào ngạt, hay là hình ảnh những  ngọn đuốc hoa trên tay người lính cầm trong cuộc hành quân giữa đêm Người lính như những đóa hoa về với bản làng Mường Lát? Có lẽ hiểu theo nào cũng đúng, hình ảnh nào cũng rất hay, rất đẹp, rất lãng mạn hiện lên trong một không gian mờ ảo, phiêu bồng “đêm hơi” Câu thơ vẽ ra một nét đẹp – Long ấn tượng của người lính về núi rừng biên giới phía Tây đó là nét trữ LH mộng. Nét đẹp đó đã khiến bao người lính phải yêu thương:

 “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ , Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương.” (Chế Lan Viên)

 Sự mệt mỏi  của đoàn quân Tây Tiến dường như đã bị đẩy lùi để đoàn quân bước tiếp, tiếp tục vượt qua những chặng đường gian khổ.

   Bốn câu thơ đầu “Tây Tiến” đã gợi ra nỗi nhớ khi dâng lên ào ạt, mãnh liệt, khi lại như tràn ra mênh mang sâu lắng của Quang Dũng – một chiến sĩ – Tốn năm nào. Từ nỗi nhớ ấy hình ảnh của thiên nhiên núi rừng phía Tây – Tổ quốc hiện về với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, dữ dội vừa trữ tình, nên họa nên thi qua từng câu thơ, văn bằng xen giữa những câu thơ vần trắc, âm hưởng thơ trùng điệp, khi lên bông lúc xuống trầm, lãng mạn và cũng hào hùng khôn tả. Sau mỗi kỉ niệm dọc 8 | Cay những gian lao mà người lính Tây Tiến đã h như tâm hồn lãng mạn, trẻ trung của các anh.

   (1)Làm rõ đối tượng thứ nhất:  Cảm nhận đoạn thơ “Mình về… lòng son.” trong bài “Việt Bắc” của nhà thơ Tố Hữu:

   +Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm  (Phần này học sinh tham khảo tiểu dẫn SGK).

+ Nêu nội dung chính và nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm (Phần này học sinh tham khảo Ghi nhớ SGK).

  + Nêu vị trí của đoạn thơ: Khổ thơ tiếp sau hai khổ mở đầu miệu – cảnh chia tay. Đây là lời hỏi của người ở lại trong lượt lời thứ hai.

  + Cảm nhận đoạn thơ:

 Đoạn thơ đầy ắp kỉ niệm về Việt Bắc. Cách xưng hô “mình”. “ta”. giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, nỗi nhớ vì thế mà được thể hiện sâu sắc và thiết hơn. “Ta” là người Việt Bắc bộc bạch tình cảm của Việt Bắc dành cho người kháng chiến. Bốn cặp lục bát tương ứng với 4 câu hỏi. Mỗi câu lại gợi ra một cảnh sắc thiên nhiên, một sinh hoạt, một hình ảnh về con người Việt Bắc. Cách lấy đi lấy lại hình thức câu hỏi và điệp từ “nhớ điệp cấu trúc “mình đi, có nhớ mình về, có nhớ” đã nhấn mạnh nỗi nhớ hai chiều của kẻ ở, người đi. Từ nỗi nhớ ấy kỉ niệm những ngày gian khó ở căn cứ địa cách mạng được tái hiện lại. Câu hỏi của người ở lại gọi về những ngày “mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” Cảnh mưa giăng đầu nguồn, lũ ngập đầy suối, mây mù bao phu nu rừng… là sự khắc nghiệt của thời tiết, của thiên nhiên Việt Bắc. “ Những mây cùng mù” nghĩa là khó khăn nối tiếp khó khăn, gian khổ sua con to lớn hơn gian khổ trước. Bởi Việt Bắc là thứ thiên nhiên rừng thiêng nước đi, hùng vĩ là nơi thử thách lòng người, nơi đã làm gục ngã bao bước đan móc đoàn quân Tây Tiến: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi. Mưa, lũ, mây, mù còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những gian khổ, thử thách mà quân ta phải trải qua trong những năm dài máu lửa.

   Những ngày ở chiến khu vật chất còn vô vàn khó khăn, thiếu thốn, thi lại đã nhắc lại điều đó với câu hỏi đầy da diết: “Mình về, có nhớ chiến khu, Miếng Cơm chấm muối, muối thủ nặng vai”

 Tố Hữu đã lấy cái cụ thể “Miếng Cơm chấm muối” để nói lên cá tím tượng: gian khổ thiếu thốn. “Mối thù nặng vai” cũng là một hình ảnh 3 biểu cảm. Mối thù đối với quân xâm lược đè nặng đôi vai, luôn luôn nhất nuôi dưỡng ý chí chiến đấu để giải phóng đất nước, giành lại tự do, nó cho nhân dân. Không bao giờ có thể quên mối thủ nặng vai ấy.

 Người Việt Bắc không nói “ta nhớ mình” mà thay vào đó lại giãi bày :

“Mình về, rừng núi nhớ ai 

 Trám bùi để rụng, măng mai để già.”

Nghệ thuật nhân hóa và đại từ “ai” phiếm chỉ gợi lên bao man mác bâng khuâng. Trám bùi, măng mai là nguồn lương thực vô tận của núi rừng Việt Bắc để nuôi bộ đội đánh giặc trong những tháng ngày gian khổ. Hương vị núi rừng ấn tượng trưng cho mối tình Việt Bắc sâu nặng ân nghĩa. Các từ ngữ: để rụng để già” thoáng chút bùi ngùi, cô đơn thương nhớ. Cũng có thể hiểu rừng núi nhớ ai” là một hình ảnh hoán dụ để bày tỏ tình cảm của người ở lại một cách khéo léo, chỉ con người Việt Bắc đang ngẩn ngơ trong nỗi nhớ thương. Nỗi nhớ dành cho người ra đi thật sâu sắc biết bao. Người nhớ, rừng núi nhớ. Tác giả Chính Hữu cũng từng có một câu thơ sử dụng hoán dụ khéo léo như vậy để nói về nỗi nhớ của xóm thôn, của người hậu phương dành cho người lính “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (Đồng chí). Câu thơ không chỉ bộc bạch được tình cảm mà còn gợi ra sinh hoạt gian khổ, thiếu thốn ở chiến khu. Cuộc sống thiếu thốn đến cả bữa ăn, giấc ngủ vậy mà lòng người vẫn phơi phới, lạc quan. Bác Hồ cũng viết về cuộc sống ấy

 Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.

(Tức cảnh Pác Bó)

Từ nỗi nhớ của rừng núi, của “ta” “ta” hỏi mình đi, có nhớ.

 “Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.” 

Hai câu thơ có hình ảnh tượng trưng và tương phản đặc sắc. “Những nhà” được nhà thơ nói đến là tất cả đồng bào các dân tộc Việt Bắc. “Hắt hiu lau xám là cảnh hoang vu hoang vắng của núi rừng, biểu tượng cho sự nghèo đói, thiếu thốn vật chất. Tương phản với “hắt hiu lau xám”là “đậm đà lòng son”, một hình ảnh ẩn dụ rất đẹp ca ngợi tấm lòng son sắt thủy chung của người Việt Bắc với cách mạng, với kháng chiến. Suốt mười lăm năm mặn nồng, người Việt Bắc đã chở che cách mạng, chia ngọt sẻ bùi với chiến sĩ “Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” Câu thơ “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son” là một câu thơ hay và đẹp. Đẹp ở hình tượng và hay vì giàu sắc thái biểu cảm. Qua thủ pháp tương phản, 10 Hữu ca ngợi đồng bào Việt Bắc tuy còn nghèo khổ, thiếu thốn nhưng giàu Anh yêu nước, gắn bó thủy chung với cách mạng và kháng chiến.

 Các câu lục trong đoạn thơ là những câu hỏi tu từ nối tiếp xuất hiện, như nhắc nhở, như gợi nhớ gợi thương: “Mình về, rừng núi nhớ ai”…,  “Mình đi, có nhớ những nhà”… Điệp từ nhớ làm cho cảm xúc thơ lắng đọng, giọng thơ trở nên tha thiết bốn chồn, ngọt ngào sâu lắng. Hai tiếng “mình đi và về” được luân phiên giao hoán, chuyển đối, một cách diễn đạt biến hóa, có động, có giá trị gợi lên cảnh tiễn đưa nhiều bằng khuâng, hình ảnh người có bộ kháng chiến về xuôi mỗi lúc một đi xa dần, nhưng trong lòng vẫn mang theo tiếng hát và nỗi nhớ.

    Các câu bát trong đoạn thơ đều được tạo thành hai về tiểu đội 4/4 cán xứng hài hòa. Những kỉ niệm sâu sắc chứa chan ân tình ân nghĩa đối với kẻ ở, người sẽ được nhắc lại gợi lên bao nỗi niềm “Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi”…Cùng với chữ “ta”, chữ “mình” xuất hiện với tần số cao trong bài Việt Du cũng như trong đoạn thơ này, đã tạo nên sắc điệu trữ tình thắm thiết, đậm đà tính dân tộc. Tố Hữu đã vận dụng cách nói và cách thể hiện tình cảm của hai gian trong ca dao, dân ca một cách sáng tạo. Tình cảm cách mạng và kháng chiến, tình Việt Bắc, tình lưu luyện của lứa đôi của kẻ ở người về được diễn tả qua hai tiếng “mình – ta” ấy.

Chủ thể trữ tình, là người ở lại, là đồng bào Việt Bắc, là cô gái đang hát lời tiễn đưa tha thiết bên cồn” “Mình cũng là một chủ thể phiếm chỉ, ước lệ, cùng với ta tạo nên một cặp nhân vật trong giao duyên tiễn, ở đây là người cán bộ kháng chiến về xuôi, trong đó có nhà thơ. Mỗi lục bát nhắc lại một kỉ niệm về Việt Bắc. Những chi tiết nghệ thuật vừa cu thi vừa mang ý nghĩa tượng trưng giàu sắc thái biểu cảm.

Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, Tố Hữu đã sống và hoạt động tại Việt Bắc, đã cùng đồng chí, đồng bào, bộ đội trải qua những tháng ngày gian khổ mà hào hùng, vinh quang. Lời đưa tiễn thiết tha, sâu lắng, bồi hồi trong lòng kẻ ở người về. Cảm xúc ấy là tiếng lòng của mình – ta” cũng là tiếng lòng của nhà thơ.

 (3) Chỉ ra điểm tương đồng của hai tác phẩm:

   Hai đoạn thơ đều được viết bằng nỗi nhớ về thiên nhiên ở những miếng mà người lính đã từng gắn bó trên chặng đường hành quân hay trong ngày kháng chiến gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp. Thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ vừa xa xôi đậm chất núi rừng vừa thân quen gắn bó. 

(4) Chỉ ra điểm khác biệt của hai tác phẩm:

 + Tây Tiến: Là nỗi nhớ cụ thể của người trong cuộc, hình ảnh thơ nghiêng L và thực trực quan, dù có những nét bạo khỏe, gân guốc nhưng vẫn toát lên vẻ hào hoa, lãng mạn.

 + Việt Bắc: Tố Hữu nói hộ nỗi nhớ, sự thủy chung và lòng biết ơn của người cách mạng về xuôi với mảnh đất Việt Bắc, hình ảnh thơ thiên về khái quát, tượng trưng.

   (5) Lí giải:

 + Phong cách thơ của Quang Dũng hồn hậu, hào hoa.

+Phong cách thơ của Tố Hữu mang đậm tính trữ tình – chính trị (thơ của niềm vui lớn, sự kiện lớn, tình cảm lớn). 

     Kết bài:

 Sedrin từng nói: “Văn học vượt qua mọi quy luật băng hoại của thời gian. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Việt Bắc” của Tố Hữu là những minh chứng hùng hồn cho nhận định muốn thuở ấy. Nhưng vần thơ ấy đã giúp ta hiểu thêm về một thời kì gian khổ mà hào hùng của dân tộc, hiểu thêm về tâm hồn Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam trong suốt trường kì kháng chiến.

 

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Ads Blocker Detected!!!

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Hãy hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt các trình chặn quảng cáo này.