Văn mẫu 12: So sánh “Sóng” (Xuân Quỳnh) và “Tiếng hát con tàu” (Chế Lan Viên)

Văn mẫu 12: So sánh “Sóng” (Xuân Quỳnh) và “Tiếng hát con tàu” (Chế Lan Viên)

Tình yêu là nguồn cảm hứng bất tận được khắc họa trong các tác phẩm thơ văn. Hai bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh và Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên cũng được coi là một trong số những bài thơ tình hay tiêu biểu. Xin mời các bạn cùng Camnang24h.net tham khảo bài viết hướng dẫn so sánh về hai tác phẩm này.

Xem thêm: 

                                                           ĐỀ BÀI:                            

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

                               “ Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

                               Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

                               Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

                               Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

                                                        (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12 Nâng cao,

                                                                             tập 1, NXB Giáo dục, tr. 107)

                               “ Con sóng dưới lòng sâu

                                 Con sóng trên mặt nước

                                 Ôi con sóng nhớ bờ

                                 Ngày đêm không ngủ được

                                 Lòng em nhớ đến anh

                                 Cả trong mơ còn thứcq

                                                           (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 Nâng cao,

                                                                   tập 1, NXB Giáo dục, tr. 123)

 

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Giới thiệu vài nét về tác giả Xuân Quỳnh – bài thơ Sóng và  Chế Lan Viên – bài thơ Tiếng hát con tàu (0,5đ)

* Về đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: (2,0 đ)

– Một nỗi nhớ cồn cào, da diết, cứ dồn lên tầng tầng lớp lớp như từng đợt sóng trong toàn bộ đoạn thơ. Nỗi nhớ choáng ngợp cả không gian, trải dài theo thời gian, tràn cả vào trong cõi vô thức, chiếm lĩnh cả không gian tâm hồn, cả khi tỉnh lẫn khi mơ. Tình yêu của Xuân Quỳnh yêu hết mình, yêu cuồng nhiệt, đắm say, cháy bỏng, nồng nàn nhưng không vì thế mà mất đi nét dịu dàng của người con gái. Dù có mãnh liệt thế nào ta vẫn không thấy trong thơ chị sự vồ vập, táo bạo như Xuân Diệu

– Mượn hình tượng sóng nhớ bờ để diễn tả nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thoả Xuân Quỳnh còn bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ của mình một cách chân thành, bạo dạn, Lối điệp cú pháp kết hợp với hình thức đối lập: trên – dưới; ngày – đêm; thức – ngủ…đã góp phần thể hiện một nỗi nhớ cháy bỏng, da diết của sóng với bờ hay cũng chính là nỗi nhớ của người con gái khi yêu

* Về đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên: (2,0 đ)

– Mượn các hình ảnh của thiên nhiên, qui luật của tự nhiên Chế Lan Viên khẳng định nỗi nhớ thường trực, sự gắn bó bền chắc không thể tách rời của tình yêu. Chính sự sáng tạo hình ảnh bằng những so sánh bất ngờ, mới lạ này đã khiến cho câu thơ của Chế Lan Viên viết về tình yêu lấp lánh những sắc màu, xôn xao những tâm trạng, thấm thía sự chiêm nghiệm. Chất triết lí càng đậm nét trong câu thơ cuối khi tình yêu rất riêng tư của “anh” và “em” lại gắn với tình yêu quê hương rộng lớn. Nhà thơ đã khéo léo đưa cái riêng tư nhập vào tình yêu nước rộng lớn, đưa cái tôi vào cái ta, nâng cái cụ thể lên thành cái khái quát.

– Những câu thơ thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên với kiến tạo hình ảnh mới mẻ, táo bạo, bất ngờ và thấm chất suy tưởng, triết lí.

* Về sự tương đồng và khác biệt giữa 2 đoạn thơ: (0,5đ)

+ Tương đồng: Đều biểu đạt một nỗi nhớ mãnh liệt, cồn cào trong tình yêu. Nỗi nhớ không chỉ là xúc cảm, là biểu hiện thường nhật trong tình yêu lứa đôi mà đó còn là vẻ đẹp của nhân tính, là thước đo của một tình yêu thuỷ chung, son sắt.

 + Khác biệt: Nỗi nhớ trong thơ Xuân Quỳnh giàu nữ tính, thể hiện qua dòng cảm xúc bộc bạch tự nhiên của trái tim người phụ nữ khi yêu, còn nỗi nhớ trong thơ Chế Lan Viên mang đậm chất triết lí. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh chỉ thuần tuý là tình yêu cá nhân còn tình yêu trong thơ Chế Lan Viên lại gắn với tình yêu đất nước. Về nghệ thuật biểu hiện cũng có sự khác biệt:Với thể thơ 5 chữ, Xuân Quỳnh đã bộc lộ nỗi nhớ vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Lời thơ như lời tự hát của một trái tim yêu say đắm, nồng nàn. Còn Chế Lan Viên lại sử dụng thể thơ 7 chữ, kết hợp với những hình ảnh so sánh độc đáo cùng chất trí tuệ, suy tưởng đầy chiêm nghiệm mang tính triết lí về tình yêu .

 

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Ads Blocker Detected!!!

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Hãy hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt các trình chặn quảng cáo này.