Soạn bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đầy đủ chi tiết
Chữ người tử tù là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng. Tham khảo Sơ đồ tư duy Chữ người tử tù bao gồm các mẫu sơ đồ tư duy hay và sơ đồ tư duy phân tích về cảnh cho chữ sẽ giúp các em hiểu hơn về tổng quan nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, tình huống truyện và nhiều hơn nữa.
Xem thêm:
- Top 5 bài Phân tích truyện ngắn Chữ người tử tù hay nhất
- So sánh hình tượng người lái đò và nhân vật Huấn Cao
1.Tác giả
-Nguyễn Tuân (1910-1987) quê ở làng Nhân Mục nay thuộc huyện Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
-Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm ba mươi của thế kỉ XX, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm có phong cách độc đáo: Một chuyến đi, Vang bóng một thời…
-Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.
-Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang văn độc đáo và đầy tài hoa. Ông là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn.
-Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết là để khẳng định cá tính độc đáo của mình, và là một người gắn bó với “chủ nghĩa xê dịch”.
-Nguyễn Tuân là một con người tài hoa , uyên bác, ngoài văn chương ông còn am hiểu trên nhiều lĩnh vực khác nha như hội họa, điện ảnh, sân khấu…
-Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940), Chiếc lư đồng màu mắt cua (1941), tập tùy bút Sông Đà (1960), Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988).
2.Tác phẩm
- a) Hoàn cảnh ra đời
– Chữ người tử tù là một truyện ngắn đặc sắc của tập Vang bóng một thời (1940), xoay quanh tình huống cuộc gặp gỡ giữa người tử tù và người quản tù trong một trại giam.
- b) Chủ đề
-Thông qua câu chuyện xin chữ và cho chữ giữa một người tử tù và người quản ngục ở chốn lao tù, Nguyễn Tuân ca ngợi vẻ đẹp của nhân cách phi thường của Huấn Cao và thể hiện một quan niệm về cái đẹp: cái đẹp luôn tỏa sáng kể cả ở nơi tối tăm nhất.
- c) Bố cục
-Bố cục truyện ngắn Chữ người tử tù được chia bố cục thành ba cảnh như sau:
+Cảnh 1: Một buổi chiều: tâm trạng của quản ngục khi tiếp đọc công văn giải Huấn Cao tới.
+Cảnh 2: Buổi sáng nhận tù và những ngày cuối cùng của Huấn Cao trong tù.
+Cảnh 3: Cảnh đêm cho chữ.
- Tìm hiểu chi tiết
1.Nhân vật Huấn Cao
*Cảnh ngộ
-Huấn Cao được giới thiệu là một thủ lĩnh của những kẻ ngang tàng, cầm quân chống lại triều đình, vì thế bị gọi là bọn phản nghịch, bọn phiến loạn.
→Thực ra đó là chí lớn của Huấn Cao là hoài bão khát vọng của một kẻ chọc trời.
-Nhưng tiếc thay chí lớn ấy không thành, ông bị bắt , bị kết án, bị giam cầm và trở thành tử tù, chỉ chờ ngày ra pháp trường mà đợi lệnh.
*Vẻ đẹp nhân cách
-Tài hoa:
+Để thể hiện phẩm chất này , Nguyễn Tuân không trực tiếp miêu tả bình luận mà thông qua lời kể của các nhân vật khác:
- Lời thầy thơ lại: “thế ra y văn võ đều tài cả”.
- Lời thầy quản trong một buổi chiều tiếp đọc công văn nhận Huấn Cao đến trại giam của mình “tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” “lại còn có tài bẻ khóa và vượt ngục”.
→Người chưa thấy đâu mà cái danh tài hoa đã khiến người ta phải trầm trồ, thán phục, ngưỡng mộ, xót xa.
+Để hiểu rõ về tài hoa của Huấn Cao , cần phải hiểu về nghệ thuật thư pháp, bởi đó là một môn nghệ thuật cao cấp, chỉ những người có văn hóa và khiếu thẩm mĩ mới có thể cảm nhận được nét đẹp và độ sâu của chữ nghĩa.
→Chính vì thế mà qua những suy nghĩ của viên quản ngục, ta càng thấy ông dành cho sự tài hoa của Huấn Cao mộ sự tôn kính: “Có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở đời”.
-Khí phách anh hùng
+Trước lời dọa nạt của bọn lính, ông ngạo nghễ bình thản lạnh lùng rỗ gông rệp.
+Những ngày cuối của cuộc đời ở trong tù, Huấn Cao vẫn ung dung nhận rượu thịt của quản ngục trong mỗi bữa cơm → thể hiện sự ngạo nghễ trong con người của Huấn Cao.
+Khi nhận tin ngày mai ra pháp trường, ông vẫn bình thản, lặng nghĩ rồi mỉm cười.
→Ông là thủ lĩnh của một cuộc khởi nghĩa nhưng ở những ngày cuối đời vẫn là một người anh hùng.
*Thiên lương
-Huấn Cao là một người có tài nhưng có lòng tự trọng, ông không cho chữ vì tiền, ghét vòng danh lợi.
-Bởi vậy lúc đầu ông khinh thường viên quản ngục sau biết được tấm lòng say mê cái đẹp của ông ta, Huấn Cao đã tặng chữ để “không phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
-Vẻ đẹp thiên lương và tài hoa của Huấn Cao trong cảnh cho chữ: khi tài năng thăng hoa, khí phách anh hùng sẽ được biểu hiện và thiên lương trong sáng khiến viên quản ngục xúc động rưng rưng , nó như “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
2.Nhân vật quản ngục
*Cảnh ngộ
-Quản ngục là một chức quan nhỏ trong với nhiệm vụ coi tù, không phải là một cái tên.
-Môi trường sống : nhà tù, dễ ảnh hưởng tiêu cực đến con người, đẩy con người vào vòng tội lỗi tha hóa.
*Thái độ của quản ngục với Huấn Cao
-Khi nhận công văn : ông nhắc đến tài viết chữ của Huấn Cao, tài bẻ khóa khiến thầy thơ lại trầm trồ .
-Ông chuẩn bị đón tiếp Huấn Cao: sai người quét dọn buồng giam.
-Trong cảnh nhận tù: ông nhìn Huấn Cao bằng cặp mắt hiền lành và lòng kiêng nể kính trọng.
-Biệt đãi ông Huấn trong những ngày ở trại giam.
*Phẩm chất:
-Người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, trân trọng kính phục tài năng và khí phách của Huấn Cao.
-Ông có một sở nguyện cao quý đó là được xin chữ của Huấn Cao , không kịp xin chữ của ông Huấn thì ” ân hận suốt đời mất”.
-Ở quản ngục có hai con người đối lập nhau: bề ngoài là một người coi tù nhưng bên trong là một con người có phẩm chất đáng quý và nhân cách đáng trọng.
3.Cảnh cho chữ
-Hoàn cảnh cho chữ : thường diễn ra ở nơi sạch sẽ, sang trọng nhưng lại cho chữ trong tù lúc đêm khuya.
*Người cho và người nhận chữ
-Hình tượng ba mái đầu chụm lại trên một vuông lụa trắng trong không khí khói mù mịt.
-Huấn Cao:
+ Đĩnh đạc cho viết chữ, dòng chữ của người tử tù tượng trưng cho cái đẹp nảy sinh chào đời trong hoàn cảnh bất thường.
+ Đỡ viên quản ngục đứng dậy và cất lời khuyên bảo, hành động ân cần , chân tình , cách xưng hô: ta -thầy
→Bộc lộ tài hoa , khí phách , thiên lương cao quý và tấm lòng trân trọng người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài.
-Quản ngục:
+”khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”→ thái độ kính cẩn chân thành.
+Vái một vái, khóc nghẹn ngào khi nghe được lời khuyên của Huấn Cao.
III. Tổng kết
-Nội dung: Chữ người tử tù khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa có thiên lương, tài hoa và khí phách hiên ngang bất khuất, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và tình yêu nước thầm kín mà Nguyễn Tuân gửi gắm.
-Nghệ thuật
+ Dựng tình huống độc đáo.
+Ngôn ngữ: từ cổ, từ Hán Việt gợi không khí trang trọng.
Tải hình ảnh miễn phí
x