Cẩm nang 24h.net giới thiệu với các em bài soạn Đàn ghi ta của Lorca đày đủ ý nhưng vẫn ngắn gọn nhất.
Xem thêm:
- Văn mẫu hình tượng cây đàn trong Đàn ghi ta của Lorca hay nhất
- Phân tích hình tượng Lorca trong Đàn ghi ta của Lorca dễ nhớ nhất
- Văn mẫu phân tích Đàn ghi ta của Lorca đặc sắc – 1
- Sơ lược tác giả -tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca đầy đủ nhất
Bố cục
Phần 1 (6 câu đầu): hình ảnh Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa
Phần 2 (12 câu tiếp): Lor-ca bị sát hại, khát vọng cách tân dang dở
Phần 3 (4 dòng tiếp): xót thương, tiếc nuối người nghệ sĩ chân chính, tài ba
Phần 4 còn lại: hình tượng Lor-ca bất tử
Câu 1 (trang 166 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Hình ảnh có tính biểu tượng: tiếng đàn bọt nước, áo choàng, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn
– Các dòng thơ không có hình ảnh về con người nhưng bóng dáng con người: âm thanh (tiếng đàn), màu sắc (áo choàng đỏ gắt), trạng thái (chếnh choáng, mòn mỏi)
– Không gian văn hóa Tây Ban Nha với tiếng đàn Lor-ca- niềm tự hào của người dân,
+ Hình ảnh áo choàng đỏ gắt, khoác trên mình những võ sĩ đấu bò tót- biểu tượng của Tây Ban Nha
+ Hình ảnh đi lang thang về miền đơn độc: mang ý nghĩa chỉ cuộc hành trình của con người, cuộc độc hành của Lor-ca (anh hùng của Tây Ban Nha)
Câu 2 (trang 166 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Hình ảnh trong đoạn trích có tính siêu thực:
+ Không ai chôn cất tiếng đàn: hình ảnh có tính hoán dụ
+ Tiếng đàn như cỏ mọc hoang: hình ảnh so sánh gợi thương cảm về cái chết của nhà thơ Lor-ca
+ Giọt nước vầng trăng là hình ảnh siêu thực, đa nghĩa
+ Nước mắt vầng trăng: tình thương trong lành, cao khiết, sự vĩnh cửu từ nước mắt của anh hùng
+ Vầng trăng là sự hóa thân và thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ.
– Tiếng đàn trở thành vật có linh hồn, trừu tượng: không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang.
– Ở đây Lor-ca, hiện diện song hành cùng tiếng đàn, biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca
+ Cuộc đời Lor-ca sống tự do, thanh thản như giọt nước mắt nơi đáy giếng
+ Lor-ca chết nhưng dư âm vang vọng của ông còn mãi
→ Hình ảnh Lor-ca và tiếng ghi–ta có tính trừu tượng, đa nghĩa thể hiện sự trường tồn, bất diệt của tinh thần, tâm hồn Lor-ca
Câu 3 (trang 166 sgk ngữ văn 12 tập 1):
Ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ:
– Tiếng đàn xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh, tiếng ghi- ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi- ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang
– Tiếng đàn được thể hiện với nhiều cung bậc khác nhau, sự biến hóa nhiều trạng thái: vui tươi, âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi âm thanh của cái chết, giai điệu tình yêu
– Tiếng đàn ghi ta là sự hài hòa nhiều trạng thái cảm xúc:
+ Cảm xúc của Lor-ca gửi gắm trong tiếng đàn
+ Cuộc đời Lor-ca như tiếng đàn ghi ta, âm thanh, cung bậc lúc hùng tráng, mạnh mẽ, khi lại trầm lặng, buồn bã
+ Âm thanh tiếng đàn biểu tượng của cảm xúc mãnh liệt của tác giả: niềm tiếc thương đau đớn, sự ngưỡng mộ hài hòa trước thân phận của Lor-ca
Tải hình ảnh miễn phí
x