Mời quý độc giả dành chút thời gian cùng Camnang24h đi tìm hiểu “tiền điện tử – ảo Ethereum Classic (ETC) là gì? Ai là người sáng lập ra Ethereum Classic? Điều gì làm cho Ethereum Classic trở nên độc đáo? Sự khác biệt giữa ETH vs ETC ” qua bài viết dưới đây.
Xem thêm: Tiền điện tử Uniswap là gì?
Tiền điện tử – ảo Ethereum Classic (ETC) là gì?
Ethereum Classic (ETC) là bản phân tách cứng của Ethereum (ETH) ra mắt vào tháng 7 năm 2016. Chức năng chính của Ethereum Classic là mạng hợp đồng thông minh, với khả năng lưu trữ và hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung (DApp). Token gốc của Ethereum Classic là ETC.
Kể từ khi ra mắt, Ethereum Classic luôn cố gắng tỏ rõ sự khác biệt với Ethereum và lộ trình kỹ thuật của hai mạng này ngày càng trở nên khác nhau theo thời gian.
Đầu tiên, Ethereum Classic cố gắng gìn giữ tính toàn vẹn của blockchain Ethereum hiện tại sau một sự cố tấn công mạng lớn dẫn đến việc 3,6 triệu ETH bị đánh cắp.
Giá của tiền điện tử – ảo Ethereum Classic (ETC) hôm nay là?
Trong phần này mọi người có thể theo dõi giá và biểu đồ của đồng tiền điện tử (ảo) Ethereum Classic (ETC) được giao dịch trong hôm nay qua biểu đồ dưới đây
Sự kiện Ethereum Classic Hard Fork
Để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, anh em cùng mình quay về khoảng thời gian từ tháng 07/2016.
Trước tháng 07/2016, Ethereum (ETH) và Ethereum Classic (ETC) là một blockchain duy nhất được gọi là Ethereum. Nhưng vì một lỗi trong hợp đồng thông minh gây quỹ của DAO (tổ chức phân quyền tự trị) thực hiện trên Ethereum (đây là lỗi của người viết hợp đồng thông minh chứ không phải lỗi của blockchain), Hacker đã tận dụng lỗ hổng này để rút ra 3.6 triệu Ether, tương đương 50 triệu đô lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, trong smart contract của DAO có quy định rằng số tiền trong ví sẽ bị khóa 28 ngày. Vì vậy, hacker phải chờ đợi 28 ngày mới có toàn quyền sử dụng 50 triệu đô này. Vì muốn giải cứu nhà đầu tư, tổ chức Ethereum Foundation đã vội vã thông qua quyết định Carbon Vote để tung ra gói cứu trợ đầy tranh cãi, bằng cách tự thay đổi mã lệnh trên Blockchain để thu hồi Ether bị đánh cắp bằng một bản hardfork.
Những người yêu mến, ủng hộ triết lý của Bitcoin, tôn trọng lịch sử bất biến của blockchain và phản đối sự kiện hard fork này đã quyết định từ chối cập nhật, ở lại với chuỗi cũ (Ethereum Classic) và dùng sự đồng thuận của xã hội để giải quyết số Ether bị đánh cắp đó. Kết quả vào ngày 20/07/2016, tại block số 1,920,000 hai chuỗi Ethereum và Ethereum Classic chính thức bị chia tách và phát triển song song cho đến hôm nay.
Kết quả mặc dù đã lấy lại được số tiền bị mất nhưng hệ quả của việc hard fork này đã khiến mạng lưới Ethereum chia làm hai chuỗi Ethereum (ETH) và Ethereum Classic (ETC).
- Ethereum (ETH) blockchain theo đuổi tốc độ xử lý và có kế hoạch tiến lên Proof of Stake.
- Ethereum Classic là chuỗi gốc Ethereum vẫn giữ nguyên hệ thống như Bitcoin về một blockchain bảo mật, phân quyền, tự trị và tiếp tục là điểm tựa cho một nền kinh tế dựa trên Proof of Work.
Sự khác biệt giữa ETH vs ETC
Mục đích chung của Ethereum với Ethereum Classic là cho phép mọi người xây dựng và sử dụng các ứng dụng phi tập trung (dapps). Tuy nhiên, hướng đi của cả hai là hoàn toàn khác nhau.
Ethereum Classic tập trung nhiều hơn vào bảo mật và khả năng sử dụng.
Trong khi đó, Ethereum lại tập trung nhiều hơn vào hiệu suất và khả năng mở rộng.
Ngoài ra, giữa ETC và ETH vẫn còn một số khác biệt:
Một số câu hỏi thường gặp về tiền điện tử – ảo Ethereum Classic (ETC)
- Ethereum Classic trên thực tế là chuỗi kế thừa của Ethereum và người tạo ra đồng tiền này chính là những nhà phát triển ban đầu của Ethereum — Vitalik Buterin và Gavin Wood.
- Đợt phân tách cứng Ethereum gây tranh cãi xảy ra vào tháng 7 năm 2016, khi những người tham gia không đồng ý về việc có nên khôi phục blockchain để loại bỏ hệ quả của vụ tấn công mạng lớn hay không. Điều này đã tác động đến The DAO, một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) từng huy động được khoảng 150 triệu đô la trong đợt chào bán đồng tiền mã hóa lần đầu (ICO) vài tháng trước đó.
- Ethereum Classic ra đời với tư cách là mạng không khôi phục chuỗi. Các nhà phát triển tuyên bố rằng không có đội ngũ “chính thức” nào tham gia vào dự án và rằng “cộng đồng phát triển toàn cầu của dự án là một “tổ chức mà quyền lực thuộc về những người làm được việc” không có giấy phép và bất kỳ ai cũng có thể tham gia.”
- Mục đích chính của Ethereum Classic là bảo tồn blockchain Ethereum nguyên thủy mà không chống lại vụ tấn công mạng DAO một cách giả tạo.
- Sự hấp dẫn của Ethereum Classic trước hết là đối với những người không đồng ý với phản ứng của Ethereum, nhưng mạng kế thừa kể từ đó đã có nhiều người hâm mộ hơn, bao gồm các nhà đầu tư lớn như Barry Silbert, Giám đốc điều hành của công ty đầu tư Grayscale.
- Là một tổ chức tự nguyện, các nhà phát triển của ETC không nhằm mục đích biến mạng này thành một thực thể vì lợi nhuận. Người dùng trả phí giao dịch như với Ethereum và các nhà khai thác thu ETC dựa trên công việc được thực hiện theo thuật toán khai thác bằng chứng công việc (PoW).
- Không giống như Ethereum, Ethereum Classic không có kế hoạch chuyển đổi sang thuật toán khai thác bằng chứng cổ phần (PoS), trong khi nhiều nhà phát triển tiếp tục thực hiện cải tiến trong tương lai như các giải pháp mở rộng quy mô.
- ETC bắt đầu ở trạng thái kỹ thuật rất giống với ETH, ngoại trừ cách xử lý giao dịch tấn công mạng DAO.
- Tuy nhiên, kể từ khi ra mắt, những thay đổi về mô hình kinh tế học token đã xảy ra, với những người tham gia bỏ phiếu để giới hạn lượng cung ETC vào tháng 12 năm 2017. Do đó, lượng cung tối đa là 210.700.000 ETC, gần gấp mười lần so với Bitcoin (BTC), trong khi ETH không có giới hạn.
- ETC sử dụng thuật toán khai thác PoW hoạt động giống như Bitcoin — những nhà khai thác được thưởng bằng những đồng coin mới để xác thực blockchain cạnh tranh với nhau. Phần thưởng khối ETC giảm dần theo thời gian, với mức giảm tiếp theo là 15.000.000 khối, khoảng vào tháng 4 năm 2022 — từ 3,2 ETC xuống còn 2,56 ETC cho mỗi khối.
- Mạng Ethereum Classic được bảo mật bằng cách sử dụng bằng chứng công việc. Tuy nhiên, do là chuỗi thiểu số nên bản thân nó đã phải chịu các cuộc tấn công thường xuyên.
- Trong đó có một số cuộc tấn công 51% để giành quyền kiểm soát tỷ lệ băm khai thác và thực hiện giao dịch giả mạo cũng như gian lận lặp chi đồng coin. Lần gần đây nhất xảy ra vào tháng 8 năm 2020.
- ETC là loại tiền mã hóa có vốn hóa thị trường lớn và có thể giao dịch tự do trên nhiều sàn giao dịch lớn.
- ETC có thể ghép cặp với stablecoin, các loại tiền mã hóa khác và tiền pháp định, đồng thời các công cụ phái sinh và phương tiện đầu tư tổ chức cũng có sẵn. Các sàn giao dịch ETC bao gồm Binance, OKEx và Huobi Global.
- Bạn mới tham gia thị trường tiền mã hóa? Hãy đọc hướng dẫn đơn giản của chúng tôi để mua Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác.
- Có nhiều cách để tìm hiểu về hướng dẫn mua Ethereum Classic, và chúng tôi luôn làm việc chăm chỉ để đảm bảo rằng CoinMarketCap luôn cung cấp thông tin tốt nhất cho những người mới tham gia tiền điện tử.
Key Metrics ETC
- Ticker: ETC.
- Blockchain: Ethereum Classic.
- Consensus: Proof of Work.
- Token type: Coin, Mineable.
- Block time: 13.1 giây.
- Block Reward: 3.2 ETC per block.
- Total Supply: 210,700,000 ETC.
- Initial Circulating Supply: 116,319,790 ETC.
ETC Token Allocation
Trước khi Hard Fork diễn ra, có hơn 82 triệu Ether có mặt trên thị trường. Bao gồm:
- 72 triệu Ether được đội ngũ phát triển pre-mine dành cho ICO.
- Hơn 10 triệu Ether được đào thành công từ 2014 cho đến ngày Hard Fork.
Sau sự kiện Hard Fork diễn ra vào ngày 20/07/2016 thì Ethereum bị tách làm hai chuỗi là Ethereum Classic (ETC) và Ethereum (ETH). Lúc này trên thị trường tồn tại cùng lúc 82 triệu ETC coin và 82 triệu token ETH coin.
Nếu ví người dùng trước Hard Fork có 100 Ethereum, thì sau Hard Fork trong ví người dùng sẽ đồng thời có 100 ETC và 100 ETH. Người dùng có thể bán ETC hoặc ETH trên thị trường.
Đây cũng là sự kiện liên quan đến âm mưu cho rằng ETH Foundation và Vitalik Buterin, đồng sáng lập Ethereum, đã bán tống bán tháo một lượng lớn ETC nhắm giết dự án từ “trong trứng nước”.
Sau sự kiện DAO Fork thì vào tháng 03/2017, cộng đồng Ethereum Classic đã thông qua chính sách tiền tệ mới giống như Bitcoin. Ethereum Classic đã giới hạn số lượng coin trên thị trường và đưa ra lịch trình giảm phần thưởng khai thác.
Theo đó, Ethereum Classic giới hạn nguồn cung với 210,700,000 đồng ETC và sử dụng cơ chế Proof of Work (PoW).
ETC Token Release Schedule
Sau gần 5 năm khai thác, hơn 55% ETC đã có mặt trên thị trường. Phần thưởng khối sẽ giảm 20% cứ sau 5 triệu khối (khoảng 2.4 năm). Vào ngày 17/03/2020, Ethereum Classic đã giảm 20% phần thưởng đào từ 4 ETC/block xuống còn 3.2ETC/block.
Dưới đây là lịch trình giảm phần thưởng khai thác:
ETC Token Use Case
Giống như ETH trên Ethereum, ETC thúc đẩy xử lý các giao dịch mạng và hợp đồng thông minh.
- Gas Fee: Thanh toán phí gas trong mạng lưới Ethereum Classic. Trung bình khoảng 21,000 gas cho một giao dịch. Phí có thể cao hơn hoặc thấp hơn còn tùy vào tốc độ của mạng lưới. Cách tính phí thực hiện một giao dịch hoặc thực hiện trên hợp đồng thông minh như sau:
Transaction Fee = Gas Price * Gas Limit + Phí trả cho các miners
- Phần thưởng cho Block Reward: Phần thưởng cho các thợ đào giúp duy trì tính bảo mật và an toàn của mạng lưới Ethereum Classic. Hiện tại, phần thưởng cho một block được đào là 3.2 ETC. Phần thưởng sẽ giảm 20% cứ sau 5 triệu block được đào.
Như anh em đã biết, Ethereum Classic sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW). Vì vậy, anh em có thể kiếm ETC thông qua việc đào coin (Mining).
Hiện tại, có hai cách mining ETC phổ biến đó là: đào một mình (solo mining) và khai thác thông qua các pool mining uy tín (pool mining).
Solo mining:
- Anh em tải một trong số các phần mềm này xuống desktop: Antminer E3, Bminer, Claymore Miner, Cruxminer, Easy Miner, Phoenix Miner…
- Cài đặt phần mềm.
- Đăng ký địa chỉ ví ETC của bạn với phần mềm.
- Tìm IP để khai thác.
Pool mining:
- Anh em tham gia vào 5 pool mining lớn nhất hiện nay để tăng lợi nhuận khi khai thác ETC: Ethermine, Nanopool, MiningPoolHub, 2Miners, Beepool.
- Ngoài ra anh em có thể tham gia các pool mining khác như: 1stPool, 2Miners, AntPool, BTC.com, BoomPool…
Để được hướng dẫn một cách cụ thể quy trình đào Ethereum Classic như thế nào, anh em truy cập tại đây.
Có nhiều lựa chọn cho việc lưu trữ ETC, anh em tham khảo thêm tất cả các ví ETC tại đây:
- Ví web: MyCrypto, MyEtherWallet, Portis, Squarelink.
- Tiện ích mở rộng/dApp: Metamask, Opera, Nifty Wallet, Saturn Wallet, Brave.
- Ví mềm: Coin98 Wallet, Exodus, AToken, Coinbase Wallet, Trust Wallet,…
- Ví cứng: Ledger, Trezor, SafePal, Ellipal, Bitski, CoolBitX, HTC Exodus,…
- Ví khác: CryptoSteel, ColdTi, Blockplate, BillFold, Hodlinox,…
Anh em có thể lưu trữ ETC coin ở dạng wrapped trên mạng lưới Binance Smart Chain với Coin98 Wallet theo hướng dẫn chi tiết dưới đây:
Bước 1: Tại giao diện chính, chọn Receive (Nhận).
Bước 2: Nhập Ethereum Classic vào ô tìm kiếm.
Bước 3: Sao chép địa chỉ ví và gửi ETC coin vào địa chỉ này.
- Tương tự như Bitcoin, Ethereum Classic có nguồn cung cố định và giảm phát. Điều này sẽ giúp ETC coin tăng giá trị trong tương lai.
- Hiện nay, chỉ có 55% ETC được khai thác, cơ hội kiếm lợi nhuận vẫn còn rất lớn. Điều này sẽ giúp ETC thu hút một lượng lớn miners giúp mạng lưới của Ethereum Classic được bảo mật, hơn nữa cơ hội kiếm lợi nhuận vẫn còn rất lớn cho các miners nếu so với việc đào Bitcoin.
- ETC Labs là tổ chức hoạt động lớn nhất trong hệ sinh thái Ethereum Classic. ETC Labs đang mở rộng mạng lưới bằng cách tài trợ rất nhiều giao thức và dự án trên network Ethereum Classic.
Mình tin rằng anh em cũng đã nắm được những thông tin cơ bản và cần thiết về đồng Ethereum Classic (ETC) sau khi đọc đến đoạn này.
Mình sẽ note lại một số ý chính để anh em dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư.
Roadmap
Khi hệ sinh thái Ethereum Classic tiếp tục phát triển một cách tự nhiên, các nhóm phát triển độc lập theo các nguyên tắc, khiến Ethereum Classic trở thành một mạng duy nhất, thực sự phi tập trung, bất biến và không ngừng phát triển.
Để biết chi tiết lộ trình cũng như những gì Ethereum Classic đã làm được trong thời gian qua, anh em có thể xem tại đây.
Partnership
Mục tiêu của dự án là thực hiện lời hứa của blockchain để cải thiện cuộc sống người dùng bằng cách sử dụng Ethereum Classic. Dự án đang thúc đẩy mối quan hệ đối tác với các tổ chức lớn để giải quyết các thách thức trong việc triển khai công nghệ tiên tiến này.
Một số đối tác lớn của Ethereum Classic có thể kể đến như: aws, IBM, Bubspot, NorthBlock Capital, Gitcoin, Swarm, Unicef, ChainSafe…
Hệ sinh thái của Ethereum Classic
Các dự án phát triển trên Ethereum Classic đều nhận được sự hỗ trợ như: chiến lược kinh doanh, kết nối mạng, giới thiệu nhà đầu tư. Hệ sinh thái của Ethereum Classic hiện nay đã được mở rộng với nhiều mảng và nhiều dự án khác nhau, bao gồm một số cái tên nổi bật như:
- DApp và Protocol: ETCPunks, Arena Racing, Aqua Bank, OriginalMy, Stampery, Token Bridge, Gitcoin, Celcius Network, Portal.Network,…
- Sàn giao dịch: Binance, BitMax, Bitfinex, Huobi, Upbit,….
- Ví lưu trữ: Metamask, MyEtherWallet, Trezor, Ledger,…
Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Bất kỳ thông tin nào được cung cấp ở đây bao gồm các dự án nổi bật sẽ không được coi là lời khuyên tài chính hoặc đầu tư. Thông tin được cung cấp nguyên trạng không có đảm bảo. Chúng tôi không thể xác thực các tuyên bố hoặc độ tin cậy của các dự án được liệt kê. Bằng cách sử dụng thông tin này, Camnang24h chỉ muốn cung cấp thông tin để bạn tham khảo trước khi quyết định đầu tư chứ không phải lời khuyên. Tự nghiên cứu!
Nguồn: Tổng hợp
Tải hình ảnh miễn phí
x