Tổng hợp kiến thức môn GDCD 12 ngắn gọn có bài tập trắc nghiệm (bài 5)

Cẩm nang 24h.net xin giới thiệu bộ kiến thức tóm lược môn GDCD bản ngắn gọn và đầy đủ nhất. Bộ kiến thức được tổng hợp từ bài 1đến bài bài 9 trong chương trình GDCD lớp 12 – có  bài tập trắc nghiệm kèm theo cung cấp đầy đủ phần lí thuyết mà các em cần cho việc ôn thi tốt nghiệp THPT.

Xem thêm:

Bài 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC TÔN GIÁO

  1. Bình đẳng giữa các dân tộc.
  2. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc.

– Khái niệm dân tộc:chỉ một bộ phận dân cư của Quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ, có chung sinh hoạt kinh tế, ngôn ngữ, nét đặc thù về văn hoá…

– Khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc: là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da… đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

– Quyền bình đẳngxuất phát từ những quyền cơ bản của con người trước pháp luật.

– Mục đích:

+ Hợp tác, giao lưu, xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc

+ Khắc phục chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc.

  1. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

* Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị.

– Mọi dân tộc được tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội

–  Mọi dân tộc được tham gia bầu-ứng cử

– Mọi dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước

  *Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế.

– Mọi dân tộc đều được tham gia vào các thành phần kinh tế

– Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho tất cả các vùng

– Nhà nước ban hành các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt ở các xã có điều kiện kinh tế khó khăn

*Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hoá, giáo dục.

– Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hoá tốt đẹp.

– Văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy.

– Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện các dân tộc đều có cơ hội học tập.

  1. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

– Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc.

– Là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

– Góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu,nước mạnh…

  1. Bình đẳng giữa các tôn giáo.
  2. Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo.

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở VN đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của PL; đều bình đẳng trước PL; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được PL bảo hộ.

  1. Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

– Các tôn giáo được Nhà nước công nhận bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật

+ Hiến pháp nước ta quy định: công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo tôn giáo nào và đều bình đẳng trước pháp luật.

+ Sống “tốt đời, đẹp đạo”

+ Giáo dục lòng yêu nước, phát huy giá trị đạo đức văn hoá.

+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, ý thức trước pháp luật.

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

+ Nhà nước đối xử bình đẳng với các tôn giáo

+ Các tôn giáo tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

+ Quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo được Nhà nước đảm bảo

+ Các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

  1. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

– Là bộ phận không thể tách rời toàn thể dân tộc Việt Nam

– Là cơ sở thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc

– Góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước

Sơ đồ tóm lược

[embeddoc url=”https://camnang24h.net/wp-content/uploads/2021/03/So-do-bai-5.pdf” download=”all” viewer=”google”]

Bài tập trắc nghiệm

Tổng số: 40 câu

Câu 1: Dân tộc được hiểu theo nghĩa:

  1. Một dân tộc ít người B. Một dân tộc thiểu số
  2. Một bộ phận dân cư của một quốc gia D. Một cộng đồng có chung lãnh thổ

Câu 2: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:

  1. Là các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng và bảo vệ
  2. Là các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển
  3. Là các dân tộc được nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng
  4. Là các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện phát triển

Câu 3: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm:

  1. Bình đẳng về kinh tế, chính trị
  2. Bình đẳng về chính trị, văn hóa, giáo dục
  3. Bình đẳng về kinh tế, chính trị, giáo dục
  4. Bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa-giáo dục

Câu 4: Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của……………giữa các dân dộc và……………..toàn dân tộc:

  1. Đoàn kết/đại đoàn kết B. Đoàn kết/phát huy sức mạnh
  2. Bình đẳng/đoàn kết D. Đại đoàn kết/ phát huy sức mạnh.

Câu 5: Trong lĩnh vực kinh tế, quyền bình đẳng của các  dân tộc được hiểu là:

  1. Nhà nước phải bảo đảm để công dân của tất cả các dân tộc đều có mức sống như nhau
  2. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế bình đẳng, không có sự phân biệt giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số
  3. Mỗi dân tộc đều phải tự phát triển theo khả năng của mình
  4. Nhà nước phải bảo đảm để không có sự chên lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng miền, giữa các dân tộc

Câu 6: Trong lĩnh vực chính trị, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện ở:

  1. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
  2. Xây dựng quy ước, hương ước của thôn, bản
  3. Quyền được giữ gìn các phong tục, tập quán của địa phương
  4. Quyền được giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Câu 7: Trong lĩnh vực giáo dục, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện:

  1. Người dân tộc Kinh được quan tâm phát triển về mọi mặt
  2. Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được nhà nước tạo mọi điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập
  3. Người ở thành phố và thị xã được quan tâm hơn
  4. Truyền thống, phong tục của dân tộc thiểu số cần phải loại bỏ

Câu 8: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:

  1. Các tôn giáo đều có thể hoạt động theo ý muốn của mình
  2. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động trong khuôn khổ pháp luật
  3. Các tôn giáo được nhà nước đối xử khác nhau tùy theo quy mô hoạt động và ảnh hưởng của mình
  4. Nhà nước phải đáp ứng yêu cầu của các tôn giáo

Câu 9: Ở Việt Nam tôn giáo được coi là Quốc giáo?

  1. Đạo PhậtB. Đạo Thiên Chúa
  2. Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa D. Không có tôn giáo nào

Câu 10: Bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở của khối………toàn dân tộc, tạo thành………..tổng hợp của dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước.

A.Đoàn kết/đại đoàn kết                               B. Đoàn kết/ sức mạnh

  1. Đoàn kết/bộ phận D. Đại đoàn kết/ sức mạnh

Câu 11: Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?

  1. Kính chúa yêu nước B. Buôn thần bán thánh
  2. Tốt đời đẹp đạo D. Đạo pháp dân tộc

Câu 12: Việt Nam là quốc gia có:

  1. Có một tôn giáo hoạt động B. Đa tôn giáo
  2. Không có tôn giáo nào hoạt động D. Chỉ có Đạo Phật và Thiên Chúa giáo

Câu 13: Các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là biểu hiện bình đẳng về:

  1. Bình đẳng về chính trị B. Bình đẳng trước pháp luật
  2. Bình đẳng về văn hóa D. Bình đẳng về giáo dục

Câu 14: Các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ việt của mình cùng tiếng phổ thông là biểu hiện bình đẳng về:

  1. Bình đẳng về chính trị B. Bình đẳng về kinh tế
  2. Bình đẳng về văn hóa D. Bình đẳng về giáo dục

Câu 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của các dân tộc được thực hiện thông qua các hình thức nào?

  1. Thông qua đại biểu của dân tộc mình
  2. Trực tiếp phản ánh ý kiến, nguyện vọng của mình đến chính quyền cơ sở và thông qua đại biểu của dân tộc mình
  3. Thông qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp
  4. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Câu 16: Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số là biểu hiện bình đẳng về:

A.Bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế                                 

  1. Bình đẳng về lao động, việc làm
  2. Bình đẳng về kinh tế
  3. Bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế-xã hội

Câu 17: Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng  giữa các dân tộc về giáo dục?

  1. Xây dựng một xã hội học tập.
  2. Mở mang hệ thống trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục.
  3. Miễn học phí và chế độ học cử tuyển đại học đối với học sinh người dân tộc thiểu số.
  4. Cấp học bổng đối với những học sinh, sinh viên giỏi.

Câu 18: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc:

  1. Các bên cùng có lợi B. Bình đẳng
  2. Đoàn kết giữa các dân tộc D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số

Câu 19: Các tôn giáo ở Việt Nam phải hoạt động trên cơ sở nào?

  1. Trên tinh thần tôn trọng pháp luật
  2. Trên tinh thần tôn trọng giáo luật, giáo lý
  3. Trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc
  4. Tôn trọng tổ chức và giáo luật tôn giáo, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.

Câu 20: Tôn giáo nào ra đời tại Việt Nam?

  1. Đạo Phật B. Đạo Thiên Chúa
  2. Đạo Cao Đài D. Đạo Cao Đài và Hòa Hảo

Câu 21: Các cơ sở tôn giáo ở Việt Nam đều được nhà nước và pháp luật:

  1. Bảo hộ; nghiêm cấm việc xâm phạm B. Bảo vệ chặt chẽ
  2. Nghiêm cấm không cho mọi người tới gần D. Có chế độ bảo vệ riêng

Câu 22: Thực hiện quyền nghĩa vụ của công dân và ý thức chấp hành pháp luật, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau là trách nhiệm của:

A.Công dân có tôn giáo và không có tôn giáo           B. Là nghĩa vụ của công dân có tôn giáo

  1. Công dân của những tôn giáo lớn D.Các chức sắc tôn giáo

Câu 23: Thái độ đúng đối với tín ngưỡng và tôn giáo là:

  1. Không quan tâm tới họ
  2. Học hỏi giáo lý của các tôn giáo
  3. Đoàn kêt tôn giáo và học những điều hay của các tôn giáo bạn
  4. Truyền bá tôn giáo và thực hành giáo luật tôn giáo

Câu 24: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tôn giáo và tín ngưỡng:

  1. Tôn giáo có tổ chức, giáo lý, giáo luật
  2. Thể hiện niềm tin tuyệt đối vào thần thánh, chúa trời
  3. Có hệ thống chức sắc tôn giáo đông đảo
  4. Có hệ thống cơ sở tôn giáo khang trang

Câu 25: Tại kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV năm 2016, với suy nghĩ các đại biểu dân tộc thiểu số thì không được tham gia vào Quốc hội, chỉ tham gia Hội đồng nhân nhân các cấp nên M đã gạch hết các đại biểu là người dân tộc thiểu số. Theo em, hành vi của M đã:

  1. Vi phạm quyền tự do giữa các dân tộc
  2. Thiếu hiểu biết về pháp luật
  3. Kỳ thị dân tộc
  4. Vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Câu 26: Tỷ lệ đại biểu người dân tộc thiểu số trong Quốc hội khóa XIV là bao nhiêu phần trăm?

  1. 17 % B.17,30% C. 18%                 D. 18,50%

Câu 27: Nhà nước đảm bảo tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương nhằm:

  1. Tạo điều kiện các để dân tộc phát triển về kinh tế – xã hội
  2. Tạo ra sự bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc
  3. Tạo ra sự đoàn kết giữa các vùng miền
  4. Giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc.

Câu 28: Trong suốt quá trình cách mạng của nước ta, Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo là:

  1. Vấn đề quan trọng, cần giải quyết kịp thời
  2. Vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt
  3. Vấn đề chiến lược cần giải quyết từ từ
  4. Vấn đề đặc biệt quan trọng, cần giải quyết dứt điểm

Câu 29: Anh T và chị M yêu nhau. Hai người quyết định kết hôn, nhưng bố chị M không đồng ý vì hai người khác tôn giáo. Trong trường hợp này, bố chị M đã vi phạm:

  1. Quyền tự do kết hôn B. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
  2. Quyền tự do của công dân D. Quyền tự do kết hôn, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Câu 30: Hoạt động tôn giáo nào sau đây của tín đồ tôn giáo vi phạm pháp luật?

  1. Thực hiện lễ nghi trong các cơ sở tôn giáo B. Thi hành giáo luật của tôn giáo

C.Tham gia vào hệ thống chức sắc tôn giáo                  D. Truyền bá tôn giáo tại trường học

Câu 31: Tuyên bố nào sau đây của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề tôn giáo ngay sau ngày độc lập?

  1. Tự do tín ngưỡng                                      B. Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết
  2. Bình đẳng tôn giáo D. Đoàn kết lương giáo

Câu 32: Để phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, năm 1998, Chính phủ đã thông qua chương trình nào?

  1. Chương trình 134 B.Chương trình 135
  2. Chương trình 136 D. Chương trình 30A

Câu 33: Hành vi nào sau đây bị coi là hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc:

  1. Không sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số
  2. Người dân tộc thiểu số nhận nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước
  3. Có trường dân tộc nội trú dành riêng cho học sinh dân tộc.
  4. Không chơi với bạn là người dân tộc thiểu số trong lớp học.

Câu 34: Hiện nay, trên đất nước ta, lĩnh vực nào cần quan tâm đầu tư nhiều nhất cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số?

  1. Lĩnh vực văn hóa B. Lĩnh vực chính trị
  2. Lĩnh vực kinh tế – xã hội D. Lĩnh vực văn hóa, giáo dục

Câu 35: Vấn đề nào ở nước ta hiện nay bị các thế lực thù địch lợi dụng triệt để để chống phá Đảng, nhà nước, gây mất trật tự an ninh quốc gia?

  1. Vấn đề nhân quyền B. Vấn đề dân tộc tôn giáo
  2. Vấn đề tôn giáo D. Vấn đề tự do ngôn luận

Câu 36: Em có nhận xét gì về trình độ phát triển kinh tế-xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay?

  1. Đang “thay da đổi thịt” từng ngày
  2. Đang phát triển mạnh mẽ ở tất cả các vùng
  3. Đang phát triển mạnh mẽ ở tất cả các vùng
  4. Vẫn đang trong tình trạng khó khăn, chậm phát triển, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế

Câu 37: Theo em, yếu tố nào sau đây là sức mạnh nội sinh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?

  1. Tích cực hội nhập kinh tế toàn cầu
  2. Đảm bảo tốt các quyền tự do phát triển kinh tế, quyền tự do kinh doanh của công dân
  3. Thực hiện tốt chính sách bình đẳng giữa các dân tộc
  4. Thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm.

Câu 38: Tại trường trung học phổ thông A có rất nhiều học sinh người dân tộc thiểu số theo học. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường khuyến khích các em hát và múa các tiết mục về dân tộc mình. Việc làm của Ban giám hiệu nhà trường nhằm:

  1. Tạo ra sự đa dạng trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường
  2. Phát hiện năng khiếu của học sinh người dân tộc
  3. Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc
  4. Duy trì và phát huy văn hóa các dân tộc, tạo ra sự bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc

Câu 39:  Biết bạn H là người theo đạo Thiên chúa nên T thường trêu chọc bạn H, T còn đi nói với các bạn trong lớp đừng chơi thân với H vì H theo đạo. Nếu là bạn của T em sẽ ứng xử như thế nào?

  1. Hùa theo bạn T, trêu chọc bạn H
  2. Không quan tâm, vì không phải việc của mình
  3. Giải thích cho T hiểu, bạn ấy đã vi phạm quyền bình đẳng về tín ngưỡng, tôn giáo
  4. Báo với Ban giám hiệu nhà trường để kỷ luật T.

Câu 40: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thái độ mà các cán bộ làm công tác tôn giáo hay mắc phải đó là:

  1. Đố kỵ, hẹp hòiB. Định kiến, phân biệt đối với người có đạo
  2. Định kiến, hẹp hòi đối với đồng bào có đạo D. Không quan tâm đối với đồng bào có đạo

ĐÁP ÁN

BÀI 5:

1C

2B

3D

4A

5B

6A

7B

8B

9D

10D

11B

12B

13C

14C

15C

16A

17C

18B

19C

20D

21A

22A

23C

24A

25B

26B

27B

28B

29D

30D

31B

32B

33D

34C

35C

36D

37C

38D

39C

40C

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Ads Blocker Detected!!!

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Hãy hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt các trình chặn quảng cáo này.