Tổng hợp kiến thức môn GDCD 12 ngắn gọn có bài tập trắc nghiệm (bài 7)

Cẩm nang 24h.net xin giới thiệu bộ kiến thức tóm lược môn GDCD bản ngắn gọn và đầy đủ nhất. Bộ kiến thức được tổng hợp từ bài 1 đến bài bài 9 trong chương trình GDCD lớp 12 – có  bài tập trắc nghiệm kèm theo cung cấp đầy đủ phần lí thuyết mà các em cần cho việc ôn thi tốt nghiệp THPT.

Xem thêm:

Bài 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

  1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
  2. Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước

  1. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân:

+ Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc Hội, Hội đồng nhân dân.  

 + Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử gồm: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành hình phạt tù; người mất năng lực hành vi dân sự;…

Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân:

+ Quyền bầu cử của công dân thực hiện theo các nguyên tắc: bầu cử phổ thông, bình đẳng , trực tiếp và bỏ phiếu kín.

+ Quyền ứng cử của công dânđược thực hiện theo hai con đường: tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.

  1. Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử của công dân

 ­ Là cơ sở pháp lý – chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước ta

  1. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
  2. Khái niệm về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi của cả nước và trong địa phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.

  1. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

* Ở phạm vi cả nước:

Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây xựng các văn bản pháp luật.

Thảo luậnvà biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

* Ở phạm vi cơ sở:

Trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra”:

Những việc phải được thông báo để dân biết mà thực hiện(chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước…).

Những việc dân làm và quyết định trực tiếpbằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

Những việc dân được thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.

Những việc nhân dân ở phường, xã giám sát, kiểm tracác hoạt động tại nơi mình cư trú.

  1. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
  2. Khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại .

 – Quyền khiếu nạilà quyền CD, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích  của công dân .

– Quyền tố cáolà quyền CD được phép báo cho cơ quan, tổ chức ,cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm PL của bất cứ cơ quan , tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ đến lợi ích của NN, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

  1. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

* Người có quyền khiếu nại, tố cáo:

– Người khiếu nại: mọi cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại.

– Người tố cáo: Chỉ có công dân có quyền tố cáo .

* Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo

Người giải quyết khiếu nại: người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, thủ tướng chính phủ.

Người giải quyết tố cáo: người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức người bị tố cáo; Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

   Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì do các cơ quan tố tụng giải quyết

*Quy trình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo

– Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

+ Bước 1:Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại đến các cơ quan , tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

+ Bước 2:Người giải quyết khiếu nại xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền và trong thời gian do luật quy định.

+ Bước 3:Nếu người khiếu nại đồng ý với kết quả giải quyết thì quyết định của người giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành.

  Nếu người khiếu nại không đồng ý thì họ có quyền lựa chọn một trong hai cách: hoặc tiếp tục khiếu nại lên người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên, hoặc kiện ra Toà hành chính thuộc Toà án nhân dân giải quyết .

+ Bước 4: Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét, giải quyết yêu cầu của người khiếu nại.

Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời gian do luật quy định, có quyền khởi kiện ra Toà hành chính thuộc Toà án nhân dân.

– Quy trình tố cáo và giải quyết tố cáo gồm các bước sau:

+ Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

+ Bước 2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành việc xác minh và giải quyết nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật.

+ Bước 3: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời gian quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.

+ Bước 4: Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời gian luật quy định.

c.Ý nghĩa của quyền tố cáo, khiếu nại của công dân:

Là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân.

  1. Trách nhiệm của NN và CD trong việc thực hiện các nền dân chủ của công dân
  2. Trách nhiệm của Nhà nước (giảm tải)
  3. Trách nhiệm của công dân

Thực hiện quyền dân chủ tức là thực thi quyền của người làm chủ nhà nước và xã hội. Là một công dân Việt Nam, muốn làm một người chủ tốt thì trước tiên cần có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ của mình.

Sơ đồ tóm lược 

[embeddoc url=”https://camnang24h.net/wp-content/uploads/2021/03/So-do-bai-7.pdf” download=”all” viewer=”google”]

Bài tập trắc nghiệm 

Tổng số:  30 câu

Câu 1: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực:

  1. văn hóa B. chính trị
  2. tinh thần D. xã hội

Câu 2: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia…………….trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

  1. thảo luận vào các công việc chung của đất nước
  2. giám sát các công việc của đất nước
  3. bàn bạc tất cả công việc của đất nước
  4. quản lí các công việc của đất nước

Câu 3: Hiến pháp quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua…………và hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”

  1. Đảng B. Quốc hội
  2. Nhà nước D. Chính phủ

Câu 4:  Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức…………………….ở từng địa phương.

  1. dân chủ gián tiếp B. dân chủ trực tiếp
  2. dân chủ nguyên tắc D. dân chủ tập trung

Câu 5: Để xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế xã hội công dân có quyền

  1. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước B Thảo luận với các cơ quan nhà nước
  2. Ý kiến với các cơ quan nhà nước D. Gặp mặt với các cơ quan nhà nước

Câu 6: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp, đây chính là các quyền gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ nào

  1. Hình thức dân chủ gián tiếp B. Hình thức dân chủ trực tiếp
  2. Hình thức dân chủ tập trung D. Hình thức dân chủ không tập trung

Câu 7: Quyền khiếu nại tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện hình thức dân chủ:

  1. Tập trung B. Nguyên tắc
  2. Gián tiếp D. Trực tiếp

Câu 8: Theo quy định của pháp luật trường hợp nào thì công dân có quyền khiếu nại và tố cáo:

  1. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
  2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
  3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
  4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.

Câu 9: “Quyền của công dân, cơ quan tổ chức được đề nghị cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình” là quyền nào sau đây

  1. Tố cáo B. Khiếu nại
  2. Bầu cử D. Ứng cử

Câu 10: “Quyền của ông A được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” là quyền nào sau đây

  1. Tố cáo B. Khiếu nại
  2. Bầu cử D. Ứng cử

Câu 11: Hiến pháp quy định mọi công dân Việt Nam độ tuổi nào thì được quyền bầu cử:

  1. từ 18 tuổi trở lên B. đủ 18 tuổi trở lên
  2. trên 18 tuổi trở lên D. bằng 18 tuổi trở lên

Câu 12: Hiến pháp quy định mọi công dân Việt Nam độ tuổi nào thì được quyền ứng cử:

  1. từ 21 tuổi trở lên B. đủ 21 tuổi trở lên
  2. trên 21 tuổi trở lên                   D. bằng 21 tuổi trở lên

Câu 13: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào:

  1. Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.
  2. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
  3. Dân biết, dân làm, dân kiểm tra.
  4. Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Câu 14: Trong phạm vi nào nhân dân được quyền thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân:

  1. phạm vi cả nước B. phạm vi cơ sở.
  2. phạm vi địa phương. D. phạm vi huyện xã.

Câu 15: Nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội chủ yếu bằng cách nào:

  1. tham gia quản lí, bàn bạc, kiểm tra giám sát các hoạt động của chính quyền địa phương liên quan đến đới sống nhân dân.
  2. tham gia bàn bạc, giám sát các vấn đề về kinh tế của địa phương.
  3. tham gia bầu cử hoặc ứng cử vào các cơ quan đại diện nhân dân ở địa phương.
  4. tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản luật; thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Câu 16: Theo quy định của pháp luật người nào có quyền khiếu nại:

  1. cá nhân, công dân. B. cá nhân.
  2. cá nhân, tổ chức. D. chỉ có công dân.

Câu 17: Theo quy định của pháp luật người nào có quyền tố cáo:

  1. cá nhân, công dân. B. cá nhân.
  2. cá nhân, tổ chức.u D. chỉ có công dân.

Câu 18: Quyền khiếu nại và tố cáo của công dân là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân thể hiện mối quan hệ:

  1. Giữa công dân với pháp luật. B. Giữa nhân dân với pháp luật.
  2. Giữa công dân với Nhà nước. D. Giữa nhân dân với Nhà nước.

Câu 19: Theo em mục đích của khiếu nại là gì:

  1. Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.
  2. Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
  3. Nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và của công dân.
  4. Xóa bỏ án tích cho người khiếu nại khi họ đề nghị xem xét quyết định hành chính.

Câu 20:  Theo em mục đích của tố cáo là gì:

  1. Nhằm khôi phục, phục hồi nhân phẩp cho công dân,
  2. Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
  3. Nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân.
  4. Xóa bỏ án tích cho người khiếu nại khi họ đề nghị xem xét quyết định hành chính.

Câu 21: Chánh thanh tra các cấp, Tổng thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là những người có thẩm quyền giải quyết:

  1. khiếu nại, tố cáo. B. khiếu nại.
  2. tố cáo. D. tranh chấp hình sự.

Câu 22: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là những người có thẩm quyền giải quyết:

  1. khiếu nại, tố cáo. B. khiếu nại.
  2. tố cáo. D. tranh chấp hình sự.

Câu 23: Theo em học sinh THPT có quyền nào sau đây:

  1. Thảo luận đóng góp ý kiến để xây dựng trường và lớp.
  2. Tự do tham gia quản lí các vấn đề của địa phương.
  3. Giải quyết khiếu nại tố cáo.
  4. Tham gia ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.

Câu 24: Hoa được hợp đồng 2 năm làm tạp vụ trong một trạm y tế gần nhà, nhưng bị buộc thôi việc khi chưa hết thờ gian trong hợp đồng mà không rõ lí do, theo em Hoa cần phải làm đơn gì?

  1. Đơn khiếu nại B. Đơn tố cáo
  2. Đơn xin việc D. Đơn thôi việc

Câu 25: Thực thi quyền dân chủ của công dân tức là thực thi quyền của người làm chủ nhà nước và xã hội. Vậy theo em muốn làm một người chủ tốt trước tiên phải làm gì?

  1. Có ý thức đầy đủ về trách nhiệm làm chủ.
  2. Có ý thức về quyền bầu cử và ứng cử.
  3. Có ý thức tôn trọng pháp luật.
  4. Có ý thức xây dựng và bảo vệ quyền của mình.

Câu 26: Tình huống:  Bạn Hùng và ba bạn khác đi chơi ở công viên, do Hùng cãi nhau với một bạn nam trong nhóm và dẫn đến đánh nhau, ngay lúc đó bị hai chú công an thị trấn bắt gặp và đưa về đồn công an thị trấn, giam giữ tới 14h sau đó mới được thả ra, nhưng không có quyết định bằng văn bản bắt giam nào. Khi biết chuyện đó, chú Hoàng trong xóm khuyên bố mẹ bạn Hùng nên làm đơn gửi lên trưởng công an Thị trấn, kiện hai chú công an vì đã bắt và giam giữ người sai quy định của luật pháp, nhưng bố Bạn Hùng bảo rằng mình không có quyền trái lệnh nhà nước nên không được kiện. Theo em Ý kiến của chú Hoàng và Bố Hùng ai đúng ai sai, Bố Hùng nên làm gì?

  1. chú Hoàng đúng – bố Hùng Sai – nên làm đơn tố cáo.
  2. chú Hoàng đúng – bố Hùng Sai – nên làm đơn khiếu nại.
  3. chú Hoàng sai – bố Hùng đúng – không kiện.
  4. chú Hoàng đúng – bố Hùng sai – im lặng và chờ cơ quan có thẩm quyền xử lí.

Câu 27: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nhà nước ta ngày nay là của tất cả người lao động. Đã là người làm chủ nhà nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà.” theo em quyền làm chủ đó được thể hiện qua những quyền nào:

  1. quyền được tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền được biểu quyết và thảo luận.
  2. quyền bầu cử và ứng cử, tham gia quản lí nhà nước và xã hội, khiếu nại và tố cáo.
  3. quyền được bầu cử ứng cử và quyền được tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
  4. quyền được nhà nước bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự.

Câu 28:Theo em trường hợp nào sau đây vi phạm nguyên tắc bầu cử:

  1. Người tàn tật không tự bỏ phiếu nên nhờ người khác bỏ phiếu vào thùng.
  2. Người không biết chữ nhờ người khác viết phiếu nhưng yêu cầu phải đảm bảo bí mật.
  3. Đến ngày bầu cử, Ông A yêu cầu cả nhà đưa phiếu, để ông A xem qua trước và tự mình đem đến tổ bầu cử.
  4. Người già ốm đau yêu cầu tổ bầu cử mang thùng phiếu đến nhà để bỏ phiếu.

Câu 29: Trong trường hợp tại địa phương X, có một sô cán bộ xã làm việc cửa quyền hách dịch, có hành vi tham ô tham nhũng,theo em người dân tại địa phương X nên làm gì?

  1. báo cảnh sát.
  2. im lặng để cho cơ quan nhà nước giải quyết.
  3. viết đơn khiếu nại.
  4. viết đơn tố cáo.

Câu 30. Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân?

  1. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo.
  2. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền nhân thân.

Đáp án

BÀI 7:

1B

2A

3B

4A

5A

6B

7D

8A

9B

10A

11B

12B

13B

14A

15D

16C

17D

18C

19B

20C

21A

22B

23A

24A

25A

26A

27B

28C

29D

30B

 

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Ads Blocker Detected!!!

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Hãy hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt các trình chặn quảng cáo này.