Top 4 bài tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu ngắn gọn hay nhất

Top 4 bài tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu ngắn gọn hay nhất

 

Top 4 bài tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là tài liệu hay đã được Camnang24h.net tổng hợp để giúp các bạn học sinh học tập hiệu quả hơn môn Ngữ văn lớp 11, tài liệu tóm tắt đầy đủ nội dung bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh học tập một cách dễ dàng hơn. Mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo.

 Xem thêm:

Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

 

  1. Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu: Bài 1

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc. Năm 1861, vào đêm 14 -12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại. Bài văn tế tuy được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là những tình cảm chân thực của Đồ Chiểu dành cho những người đã xả thân vì nghĩa lớn.

Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế – tưởng. Bài văn tế thường có các phần: Lung khởi (cảm tưởng khái quát về người chết); Thích thực (hồi tưởng công đức của người chết); Ai vãn (than tiếc người chết); Kết (nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn người chết). Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có kết cấu đủ bốn phần như vậy.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ – người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Đó là những con người vốn hiền lành chất phác chỉ quen với chuyện “ruộng trâu ở trong làng bộ” nhưng khi đất nước đứng trước nạn ngoại xâm họ đã dám đứng lên chống lại kẻ thù mạn.

 

  1. Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu: Bài 2

“Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc” là văn tế viết theo thể phú Đường Luật để tóm tắt cần đọc kĩ để hiểu nội dung. Đây là các ý tóm tắt nội dung của bài:

– Kẻ thù vũ khí tối tân, hiện đại còn người dân chỉ có lòng yêu nước.

– Mười năm vỡ ruộng ko ai biết đến một trận đánh tây tiếng vang như mõ.

– Xa với việc binh đao nhưng khi giặc pháp chiếm trở thành người nghĩa sĩ.

– Ban đầu lo sợ, căm ghét giặc nhưng chỉ biết chờ đợi triều đình.

– Nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với đất nước.

– Anh dũng đứng dậy đấu tranh.

– Nỗi tiếc thương vô hạn không chỉ của lòng người mà còn của cỏ cây hoa lá đối với người nghĩa sĩ.

– Niềm cảm phục trước quan niệm cao đẹp “sống vinh còn hơn chết nhục”.

– Ca ngợi khẳng định sự bất tử của người nghĩa sĩ trong lòng dân.

 

  1. Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu mẫu 3

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: là bài văn tế những người nông dân nghĩa sĩ đã hi sinh. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết theo thể phú Đường luật gồm bốn phần: lung khởi, thích thực, ai vãn, kết.

– Phần 1: Lung khởi (từ đầu đến tiếng vang như mõ): khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân. Đất nước bị xâm lăng trong cái dữ dội, ác liệt. Súng giặc đã rền khắp núi sông. Trước sự làm ngơ của triều đình nhà Nguyễn đã đặt người nông dân vào thử thách lịch sử, một khung cảnh bão táp của thời đại, vận nước là thước đo lòng người, những biến cố chính trị lớn lao. Người nghĩa sĩ không coi trọng chuyện được mất, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn.

– Phần 2: Thích thực (từ Nhớ linh xưa… đến tàu đồng súng nổ): kể về nguồn gốc, phẩm hạnh, công đức của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Họ là những người nông dân 100% mộc mạc, chất phác sau lũy tre làng nhưng suốt đời vẫn nghèo khó. Họ cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, quen việc quốc, cày, bừa, cấy và hoàn toàn xa lạ với việc nhà binh: tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ… Mặc dù khi vào trận đánh họ có nhiều thiếu thốn nhưng họ tự nguyện đứng lên kiên quyết xông pha vào mặt trận: “nào đợi ai đòi ai bắt”, “ra sức đoạn kình”, “ra tay bộ hổ” và giành được nhiều thắng lợi.

– Phần 3: Ai vãn (từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ. Đó là tiếng khóc quặn lòng cho một thời đại bi thương: Già trẻ trai gái Trường Bình khóc,chùa Tông Thạnh khóc, cây cỏ khóc, sông Cần Giuộc khóc, tác giả khóc. Đó cũng là tiếng khóc thể hiện niềm tự hào.- Phần 4: Khốc tận (Kết) đoạn còn lại: Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ. Tác giả đề cao quan niệm cao đẹp: Chết vinh còn hơn sống nhục. Nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân, họ ra trận không cần công danh, bổng lộc, gượng ép mà chỉ vì một điều rất đơn giản là lòng yêu nước, thương dân

 

  1. Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu mẫu 4

Tác phẩm là một bài văn tế, được viết để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Tác phẩm kể lại công chiến đấu, sự hi sinh anh dũng của những nghĩa sĩ và bày tỏ nỗi đau thương, mất mát, lòng kính trọng, biết ơn của người ở lại đối với người đã khuất.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu làm để đọc tại buổi truy điệu những anh hùng nghĩa sĩ nông dân đã hi sinh trong trận tập kích đồn giặc ở Cần Giuộc vào năm 1861. Mặc dù diệt trừ được một số quan quân của giặc và bọn quan lại bán nước nhưng khoảng hai mươi nghĩa sĩ đã hi sinh quả cảm, để lại niềm xúc động lớn lao, khôn xiết trong lòng nhân dân. Chính vì lẽ đó, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu cũng phần nào thể hiện tiếng lòng xót xa của quần chúng nhân dân đối với những người lính áo vải trong trận quyết chiến ở Cần Giuộc.

 

Ads Blocker Image Powered by Code Help Pro

Ads Blocker Detected!!!

Chúng tôi đã phát hiện ra rằng bạn đang sử dụng tiện ích mở rộng để chặn quảng cáo. Hãy hỗ trợ chúng tôi bằng cách tắt các trình chặn quảng cáo này.